Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ

Quang Minh
09:00 - 27/02/2023
Công dân & Khuyến học trên

Trong một cuộc khảo sát ban đầu về thiệt hại đối với các di sản… Tại Thổ Nhĩ Kỳ, UNESCO lấy làm tiếc về sự sụp đổ của một số tòa nhà tại Diyarbakır và Cảnh quan Văn hóa Vườn Hevsel, một trung tâm quan trọng của các thời kỳ La Mã, Sassanid, Byzantine, Hồi giáo và Ottoman.

Pháo đài Diyarbakir hay những bức tường Diyarbakir là một công trình lịch sử nằm ở quận Sur, Diyarbakir của Thổ Nhĩ Kỳ. Di tích bao gồm phần pháo đài bên trong, pháo đài bên ngoài và hệ thống tường thành dài 5,8 km, có tuổi đời khoảng 9.000 năm, là bức tường thành dài và rộng thứ 2 trên thế giới sau Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.

Theo đánh giá của UNESCO, pháo đài Diyarbakır là di tích "quý hiếm" và "ấn tượng" bên cạnh đó là Vườn Hevsel, địa điểm liên quan một số giai đoạn lịch sử quan trọng trong khu vực này từ thời La Mã cho đến hiện tại… Di sản bao gồm tất cả các thuộc tính cần thiết thể hiện giá trị nổi bật toàn cầu, bao gồm tầm quan trọng của bối cảnh, cảnh quan của pháo đài và vị trí gần Sông Tigris. Mặc dù một phần của tường thành bị phá bỏ vào năm 1930 nhưng các bức tường vẫn còn nguyên vẹn và nhìn chung ở tình trạng bảo tồn tốt.

Cho đến giờ, không thể xác định chính xác các bức tường thành Diyarbakır được xây dựng vào thời kỳ nào. Trong các nguồn tài liệu, không có thông tin nào về thành phố trước thời kỳ La Mã, người Hurrian đã sống ở khu vực này vào năm 2000 trước Công nguyên, bức tường thành cũ được sửa chữa vào thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên khi nơi đây là thủ đô của bộ lạc Bit-Zamani.

UNESCO đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Syria và Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất kinh hoàng xảy ra ở hai quốc gia này. "Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình và người thân của những người đã thiệt mạng. Suy nghĩ của tôi cũng là với những người bị thương và tất cả những người bị ảnh hưởng. Tổ chức của chúng tôi sẽ hỗ trợ trong phạm vi nhiệm vụ của mình," Audrey Azoulay, Tổng Giám đốc UNESCO cho biết.

UNESCO đang huy động các chuyên gia của mình, kết hợp với các đối tác như ICOMOS, để thiết lập một bản kiểm kê thiệt hại chính xác với mục đích nhanh chóng bảo vệ và ổn định các địa điểm này.

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1.

Địa điểm này bao gồm lâu đài bên trong, được gọi là İçkale và Gò Amida, và các bức tường thành dài 5,8 km với nhiều tháp, cổng, bốt và 63 chữ khắc. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 2.

Vườn Hevsel là khu vực bao gồm 700 ha đất đai màu mỡ gần bờ sông Tigris, giữa pháo đài Diyarbakır và bờ sông. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 3.

Các khu vườn đã được thêm vào danh sách di sản di sản dự kiến của UNESCO vào năm 2013 và chính thức trở thành một Di sản thế giới cùng với pháo đài Diyarbakır vào năm 2015. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 4.

Vườn Hevsel được nhắc đến lần đầu tiên trong biên niên sử của người Aramean có niên đại từ thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 5.

Các khu vườn là khu vực quan trọng, khi nó là nguồn cung cấp thực phẩm và khu vực dẫn nước sinh hoạt từ sông Tigris cho pháo đài Diyarbakır. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 6.

Cầu Ten Eyes, cây cầu lịch sử ở trung tâm Diyarbakir. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 7.

Chiều cao của các bức tường, được xây dựng theo địa hình, là 10-12 mét và chiều rộng của chúng là 3-5 mét. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 8.

Các bức tường hình bầu dục theo hướng bắc–nam, dài khoảng 5 km. Có 82 pháo đài trên tường, được xây dựng dần trong các thời kỳ khác nhau. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 9.

Diyarbakır và cảnh quan xung quanh đã là một trung tâm quan trọng kể từ thời kỳ Hy Lạp, qua các triều đại La Mã, Sassanid, Byzantine, Hồi giáo và thời Ottoman đến nay. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 10.

Dòng chữ cổ bên ngoài pháo đài Diyarbakır. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 11.

Ở hai bên cửa của các bức tường trong của pháo đài, có một cầu thang được xây dựng để lên các tầng trên của bức tường; pháo đài được xây từ 2 đến 4 tầng, có mái vòm, vòm cuốn và hầm ở phía trên. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 12.

Cửa vào của pháo đài được xây kiên cố bằng đá bazan. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 13.

Các họa tiết cổ trên tường pháo đài. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 14.

Chữ viết và các ký tự cổ được tìm thấy bên ngoài di tích. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 15.

Phía bên trong pháo đài. Ảnh: UNESCO

Chiêm ngưỡng vẻ kỳ vĩ của Diyarbakir - Tường thành dài thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 16.

Lý do quan trọng cho việc không thể xác định niên đại của pháo đài chuẩn xác được là do công trình này được nhiều nền văn minh khác nhau hoàn thiện qua nhiều thế kỷ nên quá trình nghiên cứu trở nên phức tạp, khó xác định. Ảnh: Press-Unit


Bình luận của bạn

Bình luận