Cảnh giác với các app độc hại cài trên điện thoại

Quang Minh
07:34 - 18/10/2024
Công dân & Khuyến học trên

Cảnh giác với phần mềm độc hại cài trên thiết bị di động, các chuyên gia khuyến cáo hình thức lừa đảo và nêu rõ các kịch bản ứng phó.

Cảnh giác với phần mềm độc hại cài trên thiết bị di động

Theo Ngân hàng Techcombank, trong thời gian gần đây, trên thế giới và tại Việt Nam xuất hiện một số phần mềm trên thiết bị di động chứa mã độc được sử dụng bởi tội phạm công nghệ cao nhằm thu thập thông tin và chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

Để giúp người dân nắm rõ thêm thông tin và tự bảo vệ tài sản cá nhân, các chuyên gia ngân hàng Techcombank đưa ra 2 kịch bản lừa đảo phổ biến để giúp khách hàng dễ dàng nhận diện lừa đảo. 

Theo đó, liên quan đến mã độc Ajina.Banker với thủ đoạn đối tượng sử dụng ứng dụng Telegram để phát tán các tin nhắn chứa link cài đặt và kèm hình thức quà tặng, khuyến mại lừa đảo.

Cảnh giác với phần mềm độc hại cài trên thiết bị di động - Ảnh 1.

Ngoài ra, liên quan đến mã độc Necro 2.0 có trong phần mềm camera Wuta Camera - Nice Shot Always hoặc trình duyệt Max Browser-Private & Security.

Cảnh giác với phần mềm độc hại cài trên thiết bị di động - Ảnh 2.

Để đưa ra các phương án ứng phó, chuyên gia chỉ ra cách xử lý đối với các phần mềm/ ứng dụng trên thiết bị di động, người dân nên sử dụng các chợ ứng dụng Google Play, App Store và các tổ chức uy tín khác khi tìm và cài đặt ứng dụng. 

Theo đó, người dân không nên cài đặt ứng dụng khi không rõ nguồn gốc. Không nên bấm/ truy cập link cài đặt nếu không biết rõ về xuất xứ, cẩn trọng với các link phát tán qua tin nhắn SMS, mạng xã hội như Telegram, Facebook, Zalo, Tiktok, Threads...

Còn đối với hệ điều hành và thiết bị di động, người dân không sử dụng các thiết bị đã bị bẻ khóa mà nên cập nhật phiên bản mới nhất của hệ điều hành để đảm bảo thiết bị luôn nhận được tiêu chuẩn bảo mật mới nhất. 

Bên cạnh đó, người dùng cũng được khuyến cáo, nên sử dụng các phần mềm chống virus cho thiết bị điện thoại để tăng cường khả năng bảo mật và phòng chống các đe dọa từ bên ngoài. 

Khách hàng của ngân hàng khi sử dụng các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại nên áp dụng sử dụng các phương thức xác thực tài khoản sinh trắc học như vân tay, FaceID… để đăng nhập thiết bị, ứng dụng ngân hàng và các ứng dụng thanh toán khác. 

Khách hàng cũng cần cẩn trọng khi nhận quà tặng, khuyến mại... trên mạng do có nhiều hình thức lừa đảo trá hình, không chia sẻ, cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật khi được yêu cầu qua các kênh mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin như: Facebook, Zalo, Telegram, Viber...

 

Bình luận của bạn

Bình luận