Cảng Odessa huyền thoại - Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm tại Ukraine
Trong cuộc xung đột tại Ukraine, thành phố Odessa nhiều lần bị Nga ném bom. Vào tháng 7/2022, một phần mái kính lớn và cửa sổ của Bảo tàng Mỹ thuật Odessa - được khánh thành vào năm 1899 - đã bị phá hủy.
Odessa là thành phố và đô thị đông dân thứ ba ở Ukraine, là một cảng biển và trung tâm giao thông chính nằm ở phía tây nam của đất nước, trên bờ tây bắc của Biển Đen.
Tính đến tháng 1 năm 2021, dân số của Odessa là hơn 1 triệu người. Vào ngày 25/1 /2023, trung tâm thành phố đã được công nhận là Di sản Thế giới và được thêm vào Danh sách Di sản Thế giới đang gặp nguy hiểm bởi UNESCO. Tuyên bố được đưa ra sau các vụ ném bom Odessa của Nga, trong cuộc xung đột với Ukraine năm 2022. Các trận bom đã làm hư hại một số tòa nhà trên toàn thành phố.
Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, UNESCO triển khai các biện pháp khẩn cấp cho Ukraine đối với giáo dục, văn hóa, khoa học, thông tin và truyền thông.
Theo công ước năm 1972 của UNESCO, được cả Ukraine và Nga phê chuẩn, các bên ký kết cam kết "hỗ trợ bảo vệ các địa điểm được liệt kê" và "có nghĩa vụ không thực hiện bất kỳ biện pháp cố ý nào" có thể gây tổn hại cho các địa điểm di sản thế giới.
Ukraine là quê hương của 7 di sản thế giới, bao gồm nhà thờ St. Sophia và các tòa nhà tu viện liên quan ở thủ đô Kiev. Cho đến nay, không có địa điểm văn hóa nào tại 6 di sản thế giới ở Ukraine bị hư hại do chiến tranh, di sản thứ 7 là rừng sồi cổ thụ và nguyên sinh, UNESCO cho biết.
UNESCO đã đặc biệt đảm bảo việc sửa chữa những thiệt hại tại Bảo tàng Mỹ thuật Odessa và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại Odessa. Tổ chức cũng cung cấp thiết bị để số hóa gần 1.000 tác phẩm nghệ thuật và bộ sưu tập tài liệu của Cơ quan Lưu trữ Nhà nước. Thiết bị để bảo vệ các tòa nhà và các tác phẩm nghệ thuật ngoài trời cũng được cung cấp cho Ukraine.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google