Bình Dương có tỉ lệ nhập học đại học, cao đẳng ngành Sư phạm cao nhất nước

Thiên Ân
20:32 - 15/03/2024
Công dân & Khuyến học trên

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dẫn đầu cả nước về tỉ lệ nhập học đại, cao đẳng ngành Sư phạm năm 2023 là Bình Dương với 80,61%.

Bình Dương có tỉ lệ nhập học đại học, cao đẳng ngành Sư phạm cao nhất nước - Ảnh 1.

10 tỉnh có tỉ lệ nhập học cao nhất và 10 tỉnh có tỉ lệ nhập học thấp nhất. Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo.Thông tin này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại hội nghị tuyển sinh được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/3.

Thông tin này được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra tại hội nghị tuyển sinh được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/3.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dẫn đầu cả nước về tỉ lệ nhập học đại, cao đẳng ngành Sư phạm năm 2023 là Bình Dương với 80,61%. Tiếp đến là Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa Thiên - Huế.

Tỉnh có tỉ lệ nhập học thấp nhất là Sơn La, chỉ đạt 25,79%. Trong top 10 còn có Lai Châu, Hà Giang, Lạng Sơn, Điện Biên, Quảng Bình, Yên Bái, Hòa Bình, Cao Bằng, Tuyên Quang.

Năm 2023, cả nước có 1.022.063 thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó, 546.686 thí sinh trúng tuyển đã nhập học vào các trường đại học, cao đẳng ngành Sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kết quả xét tuyển ở phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm tỉ lệ cao nhất với 49,45%; sau đó là xét kết quả học tập bậc trung học phổ thông với 30,24%; xét theo kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy chỉ chiếm 2,57%.

Về vấn đề cơ sở đào tạo sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, nhiều cơ sở đào tạo chưa phân tích tương quan, đánh giá đối sánh kết quả học tập của sinh viên theo các phương thức xét tuyển.

Sử dụng quá nhiều phương thức xét tuyển có thể gây nhiễu thông tin. Bên cạnh đó, nhiều phương thức xét tuyển không có hoặc rất ít thí sinh đăng ký, khiến việc tuyển sinh kém hiệu quả...

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào tạo cần phân tích, thống kê kết quả các phương thức xét tuyển. Đồng thời, đánh giá, đối sánh, phân tích tương quan kết quả học tập của sinh viên theo từng phương thức xét tuyển. Phương án xét tuyển cần bảo đảm công bằng giữa các phương thức xét tuyển.

Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn số 745/BGDĐT-GDĐH loại bỏ phương thức xét tuyển không hiệu quả.