Bị khoá 2 chiều, thuê bao phải làm gì để mở khoá?
Theo quy định, đến 15/5, số lượng thuê bao chưa chưa chuẩn hoá thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khoá 2 chiều và sẽ bị thu hồi số. Cần phải làm gì để khắc phục?
Theo thông tin từ Cục Viễn thông (Bộ Thông tin Truyền thông), hiện vẫn còn khoảng hơn 1,19 triệu thuê bao nếu không chuẩn hóa thông tin cá nhân. Tuy nhiên, đến ngày 14/4, đã có hơn 473.000 thuê bao đến mở khóa liên lạc một chiều (chiếm 28,3% trên tổng số 1,67 triệu thuê bao đang bị khóa một chiều).
Như vậy, kể cả khi chưa thực hiện chuẩn hóa lại thông tin cá nhân, khách hàng có thể thực hiện phục hồi số thuê bao và sử dụng bình thường. Vậy, người dân chỉ cần đến ngay các điểm đại lý của nhà mạng để tránh bị gián đoạn trong liên lạc của mình.
Khách hàng phải nhanh chóng tới các điểm giao dịch của nhà mạng
Sau thời điểm bị khóa 2 chiều, khách hàng sẽ không thể tự thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao qua website/app của nhà mạng nữa, mà phải đến các điểm giao dịch của nhà mạng. Để được hỗ trợ mở khóa thuê bao, xác minh thông tin, khách hàng cần mang theo các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân (CCCD), hộ chiếu… khi đến thực hiện giao dịch.
Theo VinaPhone, các điểm giao dịch của hãng này đang được tăng cường hoạt động, hỗ trợ khách hàng đến 21 giờ ngày 15/5. Các khách hàng chưa chuẩn hóa thông tin thuê bao cần sớm đến các điểm giao dịch để thực hiện bổ sung, cập nhật trước thời điểm bị khóa 2 chiều vào 15/4 theo quy định.
Đại diện MobiFone cho biết, nhà mạng này sẽ thực hiện khóa hai chiều với các thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin theo quy định. Khi bị khoá 2 chiều, khách hàng của MobiFone không thể chuẩn hóa online, mà phải đến các điểm giao dịch của nhà mạng để mở khóa và thực hiện chuẩn hóa thông tin thuê bao.
Chuẩn hóa thông tin thuê bao để tránh những phiền toái sau này
Theo đại diện Cục Viễn thông, việc chuẩn hóa thông tin thuê bao không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước, dịch vụ viễn thông mà còn đảm bảo quyền lợi cho thuê bao di động. Đồng thời, góp phần giảm đáng kể tình trạng cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo nhức nhối thời gian qua.
Các nhà mạng khuyến cáo, trên thực tế có những trường hợp dùng sim không chính chủ, khi bị mất sim, không thể báo khóa thuê bao cũng như khôi phục, thậm chí còn bị người khác sử dụng với mục đích xấu. Việc dùng số thuê bao không chính chủ có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng các dịch vụ hành chính công, nhất là các dịch vụ yêu cầu thông tin của số điện thoại khai báo phải chính xác và có các thông báo, xác nhận qua số điện thoại di động.
Cũng theo đại diện này, đến ngày 14/4, vẫn còn khoảng 1,19 triệu thuê bao chưa chuẩn hóa thông tin. Trước đó, ngày 31/3 có 1,67 triệu thuê bao đã bị khóa một chiều do chưa chuẩn hóa thông tin.
Năm 2023 được Bộ Thông tin Truyền thông xác định là năm xử lý triệt để Sim rác. Bộ đã làm xong bước một là mọi thuê bao đều phải có đủ thông tin. Hiện Bộ đang làm bước hai là thông tin phải đúng, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Xong bước này thì vào bước cuối cùng là xác minh Sim chính chủ, tức là đăng ký đúng người.
"Phải xong bước này thì hành vi dùng Sim rác để lừa đảo mới được giải quyết cơ bản. Công việc sẽ vất vả nhưng phải làm để bảo vệ người dân. Nhưng các doanh viễn thông cũng sẽ được hưởng lợi là số thuê bao chính chủ sẽ dùng được vào việc định danh nhiều giao dịch điện tử, tạo ra nhiều cơ hội mới cho phát triển", Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ trong cuộc họp giao ban Bộ mới đây.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google