Bạn ở đâu trong dòng chảy "cắt giảm nhân sự"?
Trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động, cắt giảm nhân sự đã trở thành biện pháp ưu tiên tại nhiều doanh nghiệp. Mới đây, Thế giới Di động (MWG) đã phải thông báo sa thải hơn 5.000 người. Đây không còn là điều hiếm, bạn cần chuẩn bị gì?
Theo người đứng đầu của MWG, việc cắt giảm nhân sự để đảm bảo hệ thống vận hành theo chiến lược "giảm lượng, tăng chất".
Từ quý IV/2022, MWG đã bắt đầu cắt giảm hơn 6.200 nhân viên và quá trình này tiếp tục kéo dài. Đến cuối quý I/2024, số lượng nhân viên của công ty giảm còn 60.561, tức giảm thêm 4.853 nhân viên so với cuối năm 2023 và tổng cộng giảm đến 7.487 nhân viên chỉ sau một năm. Nghịch lý này đặt ra nhiều câu hỏi về việc các công ty luôn tuyên bố "con người là tài sản quý giá nhất" nhưng lại chọn cắt giảm nhân sự đầu tiên khi gặp khó khăn.
"Con người còn là tài sản quý giá nhất" nhưng cắt giảm nhân sự vẫn là điều cần thiết
Trong môi trường kinh doanh hiện đại, một trong những câu nói phổ biến nhất mà các công ty thường sử dụng là "con người là tài sản quý giá nhất". Câu nói này nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của nhân lực trong sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế không dừng lại ở việc sẵn sàng "nuôi quân", ngay cả trong lúc khó khăn. Đây là bài toán không ít các công ty, kể cả các Tập đoàn lớn trên thế giới như Samsung, IBM, Google, Microsoft, Goldman Sachs, Dow... đều thực hiện cắt giảm và sa thải nhân sự.
Nếu nói về chiến lược "giảm lượng, tăng chất", thì chắc chắn những người sa thải đều cho thấy một hiệu quả không đạt đối với công ty, và khi khó khăn ập tới, biện pháp đầu tiên mà nhiều công ty lựa chọn là cắt giảm nhân sự.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về giá trị thực sự mà các công ty dành cho nhân viên của mình.
Có thể nói, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Đội ngũ nhân sự là những người thực hiện triển khai các công việc và cùng nhau thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, cùng tạo ra các giá trị cho công ty và xã hội. Tuy nhiên, đội ngũ nhân viên càng chất lượng bao nhiêu thì công ty càng mạnh bấy nhiêu. Khẩu hiệu "con người là tài sản quý giá nhất" sẽ không còn chỉ là khẩu hiệu đối với doanh nghiệp trong trường hợp này, mà đội ngũ chính là tài sản, quyết định thành bại của công ty.
Tuy nhiên, một đội ngũ nhân viên kém chất lượng thể kéo tụt sức cạnh tranh của công ty, quá trình làm việc của họ sẽ không hoặc ít tạo được giá trị.
Bạn cần khẳng định mình như thế nào để không bị cuốn vào dòng chảy "cắt giảm nhân sự"?
Cũng cần phải hiểu rằng, thị trường và doanh nghiệp gặp khó, phần lớn nằm ở yếu tố nội tại của công ty. Các lý do đều xuất phát từ chi phí vận hành quá lớn để tồn tại một đội ngũ nhân viên trong khi điều kiện kinh doanh eo hẹp. Việc cắt giảm nhân sự trở thành giải pháp hiệu quả tức thì để giảm chi phí.
Nhận thức rõ điều này, người lao động cần phân định điều gì là tốt nhất. Nếu ngành nghề bạn theo đuổi gặp khó, trong khi bạn không phải là lựa chọn tốt nhất cho doanh nghiệp. Bạn sẽ trở thành đối tượng bị cắt giảm đầu tiên.
Ngược lại, nếu bạn là một nhân sự giỏi, luôn biết cách thể hiện được năng lực của bản thân. Từ vận dụng kiến thức, kỹ năng cá nhân tới đề xuất các sáng kiến, cải tiến quy trình làm việc và tham gia vào công việc cải thiện những khó khăn hiện tại của công ty, bạn sẽ khẳng định được vị trí cần thiết của mình ngay cả trong lúc khó khăn. Lúc đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội không chỉ để tồn tại, mà còn để phát triển và được thăng tiến khi các nhân sự khác đã phải nghỉ việc.
Mặt khác, đối với các công ty, thay vì buộc phải cắt giảm những nhân sự tốt, có chất lượng, các công ty có thể xem xét các giải pháp khác để vượt qua khó khăn bằng cách tận dụng hơn nữa sức sáng tạo tập thể để thực hiện việc tái cấu trúc và tối ưu hóa quy trình. Trong khó khăn, càng cần tập trung đẩy mạnh đào tạo đội ngũ nhân viên hiện có để phát huy sự sáng tạo, tâm huyết của đội ngũ đóng góp vào công việc vận hành chung trong lúc khó khăn.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người lao động cần chủ động và linh hoạt hơn bao giờ hết. Bằng cách nâng cao kỹ năng, phát triển quan hệ, và luôn sẵn sàng thích ứng, bạn sẽ tăng cường khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường làm việc đầy biến động. Sự nỗ lực và kiên trì của mỗi cá nhân không chỉ giúp tránh được làn sóng sa thải mà còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển trong tương lai.
Bên cạnh đó, các công ty cần tìm cách cân đối giữa việc duy trì hoạt động kinh doanh và bảo vệ nguồn nhân lực quý giá của mình, bởi chính nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phục hồi và phát triển bền vững sau khủng hoảng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google