Công dân khuyến học

Ứng phó bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 bao cát và bao nước tránh tốc mái nhà

Ứng phó bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 bao cát và bao nước tránh tốc mái nhà

Trần Vũ

Trần Vũ

20:38 - 22/07/2025
Công dân & Khuyến học trên

Nhiều người dân Hà Nội đã gia cố, chằng chống nhà cửa, ghim buộc cây cối, chèn đỡ mái che, thậm chí nẹp chặt hầm để xe... để mong an toàn khi bão số 3 và hoàn lưu sau bão đi qua. Ghi nhận của Công dân và Khuyến học.

Người dân Hà Nội ứng phó với bão số 3 đến tận cơ sở (thôn, xóm, làng) nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 1.

Gia đình anh Lương Thế Nghiệp đã chuẩn bị hơn 500 bao cát và bao nước đặt trên mái nhà và mái xưởng sản xuất của gia đình tại khu Thanh Hà (Hà Đông, Hà Nội).

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 2.
Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 3.
Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 4.

Theo chia sẻ của anh Lương Phước Nghiệp, trước đó, anh cùng gia đình và các nhân sự trong xưởng sản xuất đã nắm rõ những kỹ năng người dân cần lưu ý khi ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão theo báo, đài, và khu dân phố phổ biến, tuyên truyền, vì thế, anh tuân thủ thực hiện việc gia cố, chằng chống nhà cửa đảm bảo an toàn thời điểm bão cận kề.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 5.

Tại Khu đô thị Xuân Phương Tasco (Nam Từ Liêm, Hà Nội), các nhân viên quán Cafe Hằng Dương cũng sử dụng hình thức gia cố bảo vệ mái che chất liệu kính bằng những bao cát và bao nước nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa tốc mái.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 6.

Các làm thủ công này mang lại sự an tâm, an toàn hơn cho người dân.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 7.
Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 8.

Chị Dương Hằng - chủ quán Cafe Hằng Dương cho biết, chị cũng nắm được chủ trương của chính quyền thành phố Hà Nội là triển khai các nhiệm vụ phòng, chống bão số 3 đến tận cơ sở (thôn, xóm, làng) nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, vì thế, trong khả năng của mình, chị Hằng cũng cẩn thận gia cố mái nhà bằng dây cáp để kéo ghim chặt mái xuống đất, hạn chế bị dông gió làm tốc mái.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 9.

Dọc nhiều con phố, người dân không chỉ bảo vệ tài sản riêng mà còn chằng chống các cây xanh trước cửa nhà nhằm bảo vệ cây không bật gốc trước gió bão.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 10.
Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 11.
Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 12.

Một hộ kinh doanh cây cảnh trên phố Đỗ Xuân Hợp (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã cho các chậu cảnh "nằm xuống" tránh đổ gãy vỡ chậu khi gió bão càn qua.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 13.

Nhiều gia đình gom các chậu cây để ở nơi an toàn hơn tránh gió bão làm thiệt hại.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 14.

Thậm chí, các chậu cây cảnh quý còn được gia đình chị Kiều Phong (Khu đô thị Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội) đưa vào trong nhà từ chiều 21/7.

Nhiều cách phòng bão số 3: Một hộ dân Hà Nội chèn hơn 500 túi nước và cát phòng tốc mái nhà - Ảnh 15.

Một khu chung cư tại quận Tây Hồ gia cố khu vực để xe tránh bị gió bão đánh bật.

Trước đó, Công dân và Khuyến học đã thông tin 11 hướng dẫn kỹ năng ứng phó với bão số 3 và mưa lũ sau bão với người dân, trong đó nêu rõ: người dân cần xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Cùng với đó, chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng. Gia cố, chằng chống nhà cửa; cắt tỉa cành cây; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; bảo đảm an toàn công trình đang thi công...

Bình luận của bạn

Bình luận

icon icon