Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá

Thuý Hằng - Thảo Nguyên
11:24 - 23/02/2023
Công dân & Khuyến học trên

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương (Thái Nguyên).

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 1.

Vụ chè xuân mơn mởn trên đất Tân Cương, Thái Nguyên. Ảnh: Thảo Nguyên

Câu chuyện về trồng, chế biến trà Tân Cương là câu chuyện nhiều thế hệ; tình yêu và sự nâng niu của người trồng chè đối với cây trồng đặc sản đã tồn tại lâu niên trên đất trung du Thái Nguyên. 

Vùng chè đặc sản Tân Cương gồm 6 xã: Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức, Quyết Thắng, Phúc Hà của thành phố Thái Nguyên. Vùng chè đã được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương. Và chính thức từ tháng 2/2023, tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá. 

Diện tích cây chè hiện có của vùng chè đặc sản Tân Cương hiện nay gồm 1.400 ha, năng suất bình quân đạt 150 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 20.300 tấn. Giống chè Tân Cương đặc sản là chè trung du lá nhỏ, trồng lâu năm chính là cây tạo nên thương hiệu trứ danh "chè Thái".

Nhiều năm qua, đất chè Tân Cương trong nỗ lực tồn tại và phát triển luôn phải cân nhắc giữa việc giữ lại cây chè truyền thống là chè trung du lá nhỏ, năng suất thấp, hay lật đất lên thay giống mới năng suất hơn. Sự khắc nghiệt của thị trường khiến diện tích chè Trung du lá nhỏ, giống chè tạo nên thương hiệu cho vùng chè Tân Cương giảm sút nghiêm trọng do già cỗi, năng suất thấp. Người dân buộc phải cải tạo trồng thay thế bằng các giống chè khác nên diện tích hiện chỉ còn 10,6%, còn lại là các giống chè lai. 

Thành phố Thái Nguyên theo đuổi đề án "Bảo tồn và phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương, giai đoạn 2021- 2025" vẫn coi nông nghiệp trồng chè là then chốt của nền kinh tế. 

Thành phố Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2025, mở rộng diện tích chè lên 1.700ha, năng suất chè búp tươi đạt 155 tạ/ha; giá trị thu nhập đối với mỗi ha đất trồng chè đạt trên 1 tỷ đồng. 

Đặc biệt, việc bảo tồn và phát triển giống chè trung du lá nhỏ có mùi thơm đặc trưng của chè Tân Cương phải được chú trọng. Tới đây, việc cần làm là xây dựng vườn chè trung du đầu dòng sản xuất hom giống để trồng thay thế và trồng mới ít nhất 300 ha chè trung du. 

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 2.

Chè trung du lá nhỏ nguyên liệu buộc phải đi đôi với kỹ thuật sao chè nhiều kinh nghiệm mới có thể cho ra sản phẩm đặc sản. Ảnh: Thảo Nguyên

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 3.

Vụ mùa mới tràn đầy hy vọng của những nghệ nhân trồng chè Tân Cương, Thái Nguyên. Ảnh: Thảo Nguyên

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 4.

Nghệ nhân biểu diễn sao chè trong lễ hội chè xuân Tân Cương, Thái Nguyên. Ảnh: Thảo Nguyên

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 5.

Tân Cương, Thái Nguyên có nhiều nghệ nhân nắm giữ bí quyết sản xuất chè lâu năm và giàu kinh nghiệm. Ảnh: Thảo Nguyên

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 6.

Khách du lịch thăm vùng chè Tân Cương. Hiện nay, vùng chè đã xây dựng các khu nông trại trồng chế biến chè đi kèm với dịch vụ du lịch trải nghiệm. Ảnh: Thảo Nguyên

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 7.

Những cô gái hái chè mang vẻ đẹp trung du mơn mởn trên những đồi chè Tân Cương, Thái Nguyên. Ảnh: Thảo Nguyên

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 8.

Cả vùng chè Tân Cương trở thành vùng du lịch sinh thái đẹp mắt, khí hậu mát mẻ quanh năm. Ảnh: Thảo Nguyên

Tri thức dân gian trồng và chế biến chè Tân Cương trở thành di sản văn hoá - Ảnh 9.

Tiết mưa xuân tháng Giêng trên vùng chè Tân Cương. Ảnh: Thảo Nguyên