Sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo

Quang Minh
07:25 - 04/06/2023
Công dân & Khuyến học trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Mục tiêu đến năm 2030, tối thiểu 50% diện tích vùng biển Việt Nam sẽ được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản đồ 1: 500.000.

Sự kiện được tổ chức trong khuôn khổ các hoạt động Hưởng ứng Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam (từ ngày 1 đến 8/6) năm 2023.

"Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050" là hành động cụ thể hóa chủ trương của Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển, với mong muốn nhận được sự quan tâm ủng hộ của đông đảo người dân, tổ chức cùng nhau triển khai có hiệu quả các hoạt động bảo vệ biển.

Đây là sự kiện có ý nghĩa, khẳng định quyết tâm, tầm nhìn chiến lược nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển; bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, công bằng tài nguyên trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội.

Đồng thời, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh trên các vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Giữ gìn môi trường biển, bảo vệ các lợi ích kinh tế quốc gia

Chiến lược khẳng định phải phát triển kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển, giữa lợi ích của địa phương có biển và địa phương không có biển.

Đồng thời, tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của biển, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước.

"Chúng tôi mong muốn đến năm 2050, toàn bộ các vùng biển Việt Nam được quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững theo không gian, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu, mạnh về biển".
Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân

Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, biển và hải đảo của Việt Nam đang được khai thác bởi nhiều ngành khác nhau, nhưng sự phối hợp còn hạn chế. Do đó, tăng cường quản trị và điều phối trong các lĩnh vực kinh tế biển như du lịch, vận tải biển, thủy sản, công nghiệp, thăm dò và phát triển năng lượng, quy hoạch, đầu tư và môi trường.

Vị này cũng cũng nhấn mạnh, sự hỗ trợ quốc tế về bí quyết, chuyển giao công nghệ, tài chính bền vững sẽ rất cần thiết để thúc đẩy cho sự thay đổi.

Sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo - Ảnh 3.

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của Tổ chức phát triển Liên hợp
quốc
tại Việt Nam phát biểu ý kiến. Ảnh: ND.

Chiến lược phát phát triển kinh tế biển đặt mục tiêu đến năm 2030, tài nguyên biển và hải đảo được khai thác hợp lý, sử dụng hiệu quả để phát triển nhanh và bền vững các ngành kinh tế biển và khu vực ven biển, nhất là các lĩnh vực kinh tế biển.

Việc công bố Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo là sự kiện có ý nghĩa, nhằm cụ thể hóa việc thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển bền vững kinh tế biển; bảo đảm khai thác, sử dụng hiệu quả, công bằng tài nguyên trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế - xã hội.

Nguồn: TTXVN