Sacombank rao bán đại hạ giá khoản nợ ngàn tỷ
Ngân hàng Sacombank đang rao bán đại hạ giá khoản nợ, bao gồm gần 6.000 lượng vàng SJC của CTCP Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn.
Rao bán khoản nợ gồm 5,833 lượng vàng SJC
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB) rao bán khoản nợ hơn 1,768 tỷ đồng của CTCP Kinh doanh Thuỷ hải sản Sài Gòn với giá khởi điểm chỉ còn hơn 846 tỷ đồng cho khoản nợ, bao gồm 5,833 lượng vàng SJC.
Được biết, khoản nợ này có nợ gốc 530 tỷ đồng được hình thành từ năm 2009. Mặc dù thông tin chi tiết về các tài sản đảm bảo cho khoản nợ không được chia sẻ nhưng việc rao bán khoản nợ cả ngàn tỷ cho thấy mức "báo động" của gói tín dụng mà Sacombank cho CTCP Thuỷ hải sản Sài Gòn vay đã quá hạn do "không có khả năng thanh toán" và có khả năng ảnh hưởng tới vốn thu về của Sacombank.
Được biết, khoản vay của CTCP Thủy hải sản Sài Gòn với Sacombank gồm một hợp đồng vay hạn mức 103 tỷ đồng và một hợp đồng vay bằng vàng với hạn mức 5,833 lượng vàng SJC.
Theo thông tin chia sẻ từ phía CTCP Thủy hải sản Sài Gòn, khoản vay được cấu thành từ hợp đồng tín dụng với hạn mức 103 tỷ đồng có thời hạn 12 tháng (từ năm 2009 đến 2010) với lãi suất 12%/năm và hợp đồng thứ hai có hạn mức 5,833 lượng vàng SJC, tương đương hơn 249 tỷ đồng theo giá vàng tại thời điểm vay. Hợp đồng này có thời hạn 12 tháng (từ 2009 đến 2010) với lãi suất 10.8%/năm.
Từ khoản vay này từ 2009, tính tới nay, cả số dư nợ gốc và lãi đã rơi vào tình trạng quá hạn do công ty chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Nhà đầu tư cần thận trọng với việc mua bán cổ phiếu trong diện cảnh báo, doanh nghiệp nợ quá hạn
Trên thị trường chứng khoán, Công ty CTCP Kinh doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn được niêm yết tại sàn UPCoM với mã giao dịch APT thuộc ngành Tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm, đồ uống và thuốc lá, thực phẩm. Giá cổ phiếu APT ở thời điểm hiện tại là 3.300 đồng/cp và đang thuộc diện "cảnh báo và hạn chế giao dịch", vì vậy nhà đầu tư cần lưu ý để tránh những sai lầm và mất mát không đáng có.
Bên cạnh đó, nếu cổ phiếu đã thuộc diện cảnh báo, hạn chế giao dịch, thì nguy cơ bị hủy niêm yết có thể đến trong tương lai gần. Việc nắm vững những quy định liên quan đến hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google