Rong biển - lộc của đầm

Tại thời điểm này, rong biển có giá từ 4.000 – 6.000đồng/kg nên đã trở thành mặt hàng có đầu ra và ít rủi ro hơn nuôi trồng thủy sản.

Trong những năm gần đây, việc nuôi trồng thủy sản ở đầm ven biển của huyện Thái Thụy (Thái Bình) thường xuyên gặp rủi ro do biến đổi khí hậu, do ảnh hưởng nguồn cầu trong bối cảnh dịch COVID. Bù lại, lợi dụng việc nước thủy triều, nước biển đổ vào đầm đã tạo ra một nguồn rong biển dồi dào có giá trị kinh tế cho ngư dân nuôi trồng thủy sản.

Tại thời điểm này, rong biển có giá từ 4.000 – 6.000đồng/kg nên đã trở thành mặt hàng có đầu ra và ít rủi ro hơn nuôi trồng thủy sản. Ngư dân Thái Thụy không phải vất vả dọn dẹp rong dưới đầm tôm nữa, thay vào đó là việc thu hoạch rong để bán cho thương lái. 

Từ việc để cánh đồng đầm phá nuôi thủy sản nghỉ thì giờ đây chính cánh đồng ấy đã được ngư dân quay vòng để làm cho rong xâm nhập, thu hái. Mấy năm trước, thu hái rong biển ở đầm là nghề phụ những giờ đây đã thành nghề chính, cho thu nhập ổn định.

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 1.

Lợi dụng việc thủy triều dâng cao, ngư dân Thái Thụy mở cửa xả đưa nước biển vào đầm, nơi trước đây vốn dùng để nuôi tôm. Môi trường đầm khá lý tưởng để rong biển sinh trưởng và phát triển. Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 2.

Khi thủy triều rút, ngư dân lại mở cửa xả đầm cho nước rút, rong biển bám ngay mặt đầm, người dâm chỉ việc thu lượm. Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 3.

Ở các xã có đầm gần bờ biển như Thụy Hải, Thụy Xuân, Thụy Trường, nước thủy triều chưa rút hết thì người dân cũng xuống đầm vớt rong biển. Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 4.

Anh Nguyễn Minh Tuấn ở xã Thụy Hải cho biết: "Đầm nhà mình rộng 5 ha, năm ngoái thu được hơn 10 tấn rong khô. Năm nay nhiều hơn, chắc phải được 13 tấn, bán tại bờ cũng được cũng được gần 70 triệu". Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 5.

Ngư dân nuôi trồng thủy sản ven biển Thái Thụy gọi rong biển là "lộc của biển", bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái. Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 6.

Thu hái rong biển ở đầm không vất vả bằng nuôi trồng thủy sản hoặc ra khơi nên là nghề rất thích hợp cho người phụ nữ Thái Thụy. Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 7.

Rong biển sau khi thu hái được người dân phơi tại bờ đầm đợi cho khô rồi mới vận chuyển đi bán cho thương lái. Ảnh: TTT

Rong biển, còn gọi là tảo bẹ hay cỏ biển, là một loài thực vật sinh sống ở biển, thuộc nhóm tảo biển. Rong biển có thể sống ở cả nước mặn và nước lợ. Chúng mọc ở các rạn san hô, các vách đá dưới biển và dưới tầng nước sâu, với điều kiện có ánh sáng mặt trời để quang hợp. Tại những nơi có đủ điều kiện sinh sống ấy, rong biển phát triển và sinh sản với tốc độ rất mạnh.

Rong biển sau khi phơi khô, chế biến, trở thành rau câu, rau mứt hay rau sụn, và dùng để làm thạch hay tạo chất ga dùng trong một số loại nước giải khát. Rau câu là món ăn phổ biến nhất. 

Tại Việt Nam, từ rau câu, nhân dân đã chế biến ra rất nhiều món ăn bổ dưỡng như gỏi rau câu, nộm rau câu, rau câu xào tôm thịt, rau câu hầm sườn non, chả cá cuộn rau câu, rau câu chiên, canh rau câu...

Khai thác rong biển ở biển, ở các rạn san hô đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của một số loài thủy sản sống dưới chân rong. 

Do đó,  cách khai thác rong đầm ở Thái Thụy là một hướng đi mới để hướng tới phát triển nghề biển bền vững ở Việt Nam.

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 9.

Mấy năm về trước, rong biển không được giá nên mùa thu hoạch ở đầm chỉ là nghề phụ. Nhưng giờ đây rong biển đã trờ thành nguồn thu nhập chính cho người nuôi trồng thủy sản ở Thái Thụy. Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 10.

Mỗi ngày đi thu hái rong ở đầm, người dân ven biển Thái Thụy cũng có thu nhập từ 300 – 500 nghìn đồng/người. Ảnh: TTT

Rong biển - lộc của đầm - Ảnh 11.

Bờ đê chắn sóng biển ở Thái Thụy chính là nơi lý tưởng để phơi rong khô bán cho thương lái. Ảnh: TTT

Theo tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc (FAO) thì những năm 1960, toàn thế giới mới chỉ tiêu thụ 150.000 tấn rong biển mỗi năm. Nhưng đến nay, lượng tiêu thụ hàng năm đã tới 1,6 triệu tấn, trong đó các nước châu Á tiêu thụ đến 90% lượng rong biển này.


Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/rong-bien-loc-cua-dam-179220630100221937.htm