Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa

Trịnh Thông Thiện
00:08 - 10/08/2022
Công dân & Khuyến học trên

Ở đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi) có một ngôi cổ tự nằm trong hang núi được dùng làm nơi bà con thờ tự, cầu siêu cho những dân binh, ngư dân đã hy sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ hoặc đánh cá ở Hoàng Sa.

Cùng với Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa thì lễ cầu siêu được tổ chức vào rằm tháng Bảy là hai lễ lớn nhất trên đảo Lý Sơn – quê hương của Hải đội Hoàng Sa.

Chính vì ngôi cổ tự ẩn mình trong hang núi Thới Lới thuộc xã An Hải nên người dân trên đảo Lý Sơn quen gọi là Chùa Hang. Chùa còn có tên gọi khác là Thiên Không Thạch Tự có nghĩa là chùa trong hang đá do ông trời tạo ra. 

Không ai biết ngôi cổ tự này có tự bao giờ, nhưng theo chuyện kể của ngư dân trên đảo, cách đây hơn 400 năm, những bậc tiền hiền làng An Hải trong quá trình đi tìm cây dâu để làm cốt đắp mộ gió cho những dân binh thuộc Hải đội Hoàng Sa đã hy sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ ở quần đảo Hoàng Sa đã phát hiện nhiều cây dâu xanh tốt trước một ngôi cổ tự trong hang. Từ đó, người dân huyện đảo Lý Sơn quan niệm rằng, những linh hồn phiêu bạt ở Hoàng Sa sẽ về trú ngụ trong cổ tự Chùa Hang.

Chùa Hang dài 24 m, trần hang cao hơn 3 m, diện tích rộng gần 500 m² có mặt tiền hướng về phía biển Đông. Ngay trước chùa có hồ sen hình bán nguyệt và những hàng cây dâu cổ thụ. 

Chính giữa chùa có tượng Phật bà Quán Thế Âm hướng ra biển Đông phù hộ cho chuyến đi biển của ngư dân đảo luôn bình yên trở về. Chùa có bàn thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc ở chính giữa, bàn thờ sư tổ Đạt Ma ở bên trái. Còn bên phải thờ  7 vị tiền hiền làng An Hải là những người có công điều động và nối tiếp nhau thờ tự những dân binh thuộc Hải đội Hoàng Sa đã hy sinh ở Biển Đông.

Từ xưa, Chùa Hang đã không có sư trụ trì, theo truyền thống người dân trên đảo nếu gia đình nào có người thân chẳng may hy sinh ở Hoàng Sa thì lấy Chùa Hang làm nơi thờ tự, nhang khói. Chính vì thế, vào ngày rằm hàng tháng, các gia đình này lại tụ họp, chuẩn bị lễ vật cầu siêu cho những linh hồn người thân. 

Cụ Võ Hiển Đạt là hậu duệ của Đội trưởng đội Hoàng Sa kiên quản Bắc Hải Võ Văn Khiết cho biết: " Người dân Lý Sơn chúng tôi tổ chức lễ cầu siêu cho những linh hồn hy sinh ở Hoàng Sa là để tưởng nhớ những bậc tiền nhân đã có công đi giữ biển. Những buổi lễ như thế này cũng nhằm giáo dục cho lớp ngư dân trẻ trên đảo về truyền thống của của cha ông về nghề đi biển truyền thống  ở ngư trường Hoàng Sa".

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 1.

Chùa Hang năm dưới chân núi Thới Lới thuộc địa phận xã An Hải của huyện đảo Lý Sơn. Chùa có mặt tiền hướng về phía Đông là ngư trường quen thuộc Hoàng Sa và Trường Sa của ngư dân Lý Sơn.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 1.

Theo cụ Võ Hiển Đạt cho biết, hàng dâu trước Chùa Hang được người Chăm mang ra trồng từ thời khai phá Lý Sơn cách đây khoảng 4 thế kỷ. Hàng dâu này được người dân Lý Sơn tôn làm "cây thiêng" hoặc là "cây cốt" vì những cành của hàng cây dâu này được người dân lấy làm cốt để đắp mộ gió cho những dân binh thuộc Hải đội Hoàng Sa đã hy sinh ở Hoàng Sa trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 3.

Vào ngày rằm hàng tháng Bảy, ngư dân trên đảo lại tổ chức lễ cầu siêu cho những người thân
đã hy sinh ở Hoàng Sa.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 2.

Nhiều gia đình trên đảo Lý Sơn quan niệm rằng, ngày lễ cầu siêu này chính là ngày giỗ của những ngư dân đã hy sinh khi đi đánh cá hoặc thực thi nhiệm vụ trên biển Đông.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 3.

Ở Chùa Hang có ban thờ chính là thờ Phật và các vị tiền hiền làng An Hải là những người đã có công giữ gìn và tôn tạo chùa. Nhiều gia đình có người thân hy sinh trên biển cũng lập ban thờ tại chùa.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 4.

Bà cụ Phạm Thị Minh cầu siêu cho con trai là là Phạm Hoàng đã mất tích khi đi đánh cá trên
vùng biển Hoàng Sa vào năm 2005.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 5.

Thông thường, buổi lễ cầu siêu tại Chùa Hang diễn ra trong vòng nửa ngày.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 6.

Ban thờ Phật tại Chùa Hang.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 7.

Cầu bình an cho người thân đang đánh cá tại ngư trường Hoàng Sa.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 9.

Ban thờ các vị tiền hiền làng An Hải đã có công bảo vệ và duy tu Chùa Hang.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 10.

Sau lễ cầu siêu, người dân Lý Sơn thụ lộc ngay cửa Chùa Hang.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 13.

Lối vào Chùa Hang.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 11.

Chùa Hang vốn nằm trong lòng một ngọn núi lửa đã tắt nên cảnh quan quanh Chùa là địa điểm du lịch
tâm linh và thắng cảnh dành cho du khách khi khám phá đảo Lý Sơn.

Nơi cầu siêu cho những dân binh Hải đội Hoàng Sa (thiếu ảnh 1, 3, 13, 16)   - Ảnh 15.

Du khách khám phá đảo.

Không chỉ những dòng họ thuộc hậu duệ của Hải đội Hoàng Sa xưa, mà trong buổi lễ cầu siêu đầy trang trọng ở Chùa Hang chúng tôi còn gặp em Lê Thị Thanh Thanh có cha là Lê Minh Tâm đã không may gặp nạn ở ngư trường Hoàng Sa năm 2012. Lê Thị Thanh Thanh nghẹn ngào cho biết: "Cha em đã nằm lại ở lòng biển Hoàng Sa nên em đến đây để cầu an cho hương hồn cha và cầu bình yên cho anh trai em là Lê Thanh Tiến đang theo thuyền đánh cá ở Hoàng Sa". Không chỉ riêng gia đình em Thanh mà ở Lý Sơn có hàng trăm gia đình có một phần máu thịt đã nằm lại giữa biển trời Hoàng Sa.

Vào Chùa Hang vào ngày rằm tháng Bảy, những hạt nước từ thạch nhũ rơi tí tách quyện với mùi khói hương tạo nên không khí trầm mặc như hội tụ những linh hồn của lớp lớp người của đảo tiền tiêu Lý Sơn đã kiên cường bám biển. Trong không khí trầm mặc đó, ta như có cảm giác như những thế hệ hùng bình của Hải đội Hoàng Sa khi xưa và những ngư dân Lý Sơn ngày nay gần nhau lắm vì họ luôn "sống" trong tâm thức của người miền biển.


Bình luận của bạn

Bình luận