Nghệ An chuyển đổi số hệ thống thư viện công cộng
Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch về Chuyển đổi số hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cụ thể, mục tiêu đặt ra trong kế hoạch chuyển đổi số hệ thống thư viện công cộng của Nghệ An là đến năm 2025:
- Từng bước đầu tư, phát triển hệ thống thư viện công cộng trở thành thư viện hiện đại, triển khai hạ tầng thiết bị đồng bộ, tự động hoá chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng các phần mềm quản trị thư viện tích hợp, thư viện số vào hoạt động thư viện; triển khai liên thông, tạo lập chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin giữa các thư viện trong tỉnh và cả nước.
- Kết nối truyền thông số, các ứng dụng tương tác đọc, tra cứu trực quan cho độc giả mọi lúc, mọi nơi được thực hiện một cách hiệu quả qua kết nối Internet trên môi trường web và ứng dụng điện thoại thông minh... Xây dựng trang thông tin điện tử hệ thống thư viện công cộng để cung cấp dịch vụ trực tuyến trên website.
- Ứng dụng tối đa các công nghệ mới trong kỷ nguyên chuyển đổi số cho ngành Thư viện tỉnh Nghệ An như: công nghệ điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data)... để chuyển đổi số toàn diện hệ thống thư viện công cộng của tỉnh trên công nghệ hiện đại cũng như cung cấp các tiện ích tốt nhất cho các độc giả trong tỉnh.
Kế hoạch đề ra chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025: 80% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học tại Thư viện tỉnh và các thư viện cấp huyện, xã thu thập, quản lý được số hóa; 100% cán bộ quản lý, người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng quản lý, vận hành thư viện hiện đại.
Cũng theo kế hoạch, định hướng đến năm 2030: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, số hóa tài liệu bảo đảm cung cấp dịch vụ thư viện hiệu quả cho người sử dụng; 100% thư viện cấp huyện được sử dụng phần mềm thư viện điện tử do Thư viện tỉnh triển khai, hướng đến hệ thống thư viện tập trung, bảo đảm tính liên thông, chia sẻ tài nguyên thuận tiện.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với các sở, ngành liên quan, ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị:
- Rà soát, tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến lĩnh vực thư viện nhằm phục vụ có hiệu quả yêu cầu chuyển đổi số, trong đó chú trọng chính sách đối với những người làm công tác thư viện.
- Tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư phát triển thư viện; khuyến khích việc tài trợ và đóng góp, ủng hộ vật chất cũng như các điều kiện khác thực hiện chuyển đổi số ngành thư viện.
- Ưu tiên đầu tư mua sắm, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng phần cứng, hạ tầng phần mềm), các trang thiết bị thư viện thông minh đáp ứng yêu cầu xây dựng thư viện số theo hướng kết nối hiện đại, linh hoạt, liên thông tại Thư viện tỉnh.
- Tập trung số hóa tài liệu và tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện trên cơ sở tạo mới và tích hợp vào cơ sở dữ liệu sẵn có theo hướng mở. Tăng cường đầu tư nâng cấp trang thiết bị, hệ thống thư viện thông minh trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tại các thư viện cấp huyện, xã, thư viện tại các trường học trên địa bàn toàn tỉnh…
Chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Chuyển đổi số trong thư viện là một nhiệm vụ cấp thiết của các trung tâm thông tin - thư viện nhằm cải thiện quy trình, giảm thiểu thời gian, công sức làm việc cho nhân viên và đặc biệt là mang lại sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tiện ích cho người dùng trong việc tìm kiếm và khai thác tài nguyên thông tin.
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó đặt ra mục tiêu: “Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; đảm bảo cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập”.
Có thể nói, chương trình chuyển đổi số ngành thư viện là cơ sở tạo đột phá trong lĩnh vực thư viện cũng như công tác phục vụ độc giả trong thời kỳ bùng nổ cuộc cách mạng 4.0.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay, sự thay đổi phương thức học tập và làm việc từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến đang khiến công tác chuyển đổi số ngành thư viện càng trở cần thiết.
Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Hà Nam, Hà Tĩnh, Bình Dương, Bình Định… đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành thư viện với những bước đi và giải pháp thực hiện cụ thể.
Chương trình “Chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
Chuyển đổi số trong thư viện là một nhiệm vụ cấp thiết của các trung tâm thông tin - thư viện nhằm cải thiện quy trình, giảm thiểu thời gian, công sức làm việc cho nhân viên và đặc biệt là mang lại sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tiện ích cho người dùng trong việc tìm kiếm và khai thác tài nguyên thông tin.
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó đặt ra mục tiêu: “Ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; đảm bảo cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập”.
Có thể nói, chương trình chuyển đổi số ngành thư viện là cơ sở tạo đột phá trong lĩnh vực thư viện cũng như công tác phục vụ độc giả trong thời kỳ bùng nổ cuộc cách mạng 4.0.
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay, sự thay đổi phương thức học tập và làm việc từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến đang khiến công tác chuyển đổi số ngành thư viện càng trở cần thiết.
Triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Hà Nam, Hà Tĩnh, Bình Dương, Bình Định… đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình chuyển đổi số ngành thư viện với những bước đi và giải pháp thực hiện cụ thể.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google