Ngày 14/7: Giá vàng tiếp đà tăng

Hồng Ngọc
07:42 - 14/07/2023
Công dân & Khuyến học trên

Sáng ngày 14/7/2023, giá vàng thế giới nhích nhẹ lên mức 1.958 USD/ounce. Trong nước, giá vàng tăng từ 100.000-150.000 đồng/lượng.

Giá vàng trong nước

Sáng ngày 14/7, giá vàng trong nước được niêm yết cụ thể như sau:

Giá mua vào (VNĐ/lượng)

Giá bán ra (VNĐ/lượng)

SJC Hà Nội

66.750.000

67.370.000

SJC Đà Nẵng

66.750.000

67.370.000

SJC Thành phố Hồ Chí Minh

66.750.000

67.350.000

DOJI Hà Nội

66.700.000

67.350.000

DOJI Thành phố Hồ Chí Minh

66.550.000

67.050.000

PNJ Hà Nội

66.750.000

67.300.000

PNJ Thành phố Hồ Chí Minh

66.750.000

67.300.000

Giá vàng SJC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang mua vào ở mức 66,75 triệu đồng/lượng và bán ra mức 67,37 triệu đồng/lượng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá bán ra thấp hơn 20.000 đồng/lượng so với 2 khu vực trên. Giá mua vào và bán ra đều tăng 150.000 đồng/lượng so với ngày 13/7.

Giá vàng DOJI tại khu vực Hà Nội đang niêm yết ở mức 66,7 triệu đồng/lượng mua vào và 67,35 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 150.000 đồng/lượng). Tại thành phố Hồ Chí Minh, giá mua vào ở mức 66,65 triệu đồng.lượng và bán ra mức 67,2 triệu đồng/lượng (tăng 100.000 đồng/lượng).

Giá vàng PNJ khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang niêm yết mức 66,75 triệu đồng/lượng mua vào (tăng 100.000 đồng/lượng) và 67,3 triệu đồng/lượng bán ra (tăng 150.000 đồng/lượng).

Giá vàng thế giới

Theo dữ liệu từ Kitco, tính đến sáng 14/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng thế giới đang ở mức 1.958,8 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá Vietcombank (chưa thuế, phí), mức giá này gần 56,3 triệu đồng/lượng, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới gần 11 triệu đồng/lượng.

Ngày 14/7: Giá vàng tiếp đà tăng - Ảnh 2.

Giá vàng thế giới tính đến sáng ngày 14/7/2023 (theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 1.958,8 USD/ounce. Ảnh: Kitco

Giá vàng thế giới tăng nhẹ và giữ mức cao nhất trong 3 tuần qua khi báo cáo lạm phát của Mỹ mới được công bố cho thấy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất tích cực nhất trong 40 năm qua. Đây được xem là tín hiệu lạc quan đối với thị trường hàng hóa, bao gồm cả kim loại quý.

Theo dữ liệu của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 6 đã tăng 0,1%. Con số này thấp hơn một chút so với mức dự báo đồng thuận của các nhà kinh tế là 0,2%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 cũng chứng kiến mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021 khi tăng 3,0% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng dự kiến là 3,1% và so với mức tăng 4,0% trong báo cáo tháng 5.

Nhà phân tích Nigel Green của deVere Group cho rằng, dữ liệu CPI của Mỹ làm tăng hy vọng rằng FED sẽ có thể giảm lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Các dữ liệu mới cho thấy, cuộc chiến chống giá cả leo thang đang giành chiến thắng. Điều đó có nghĩa là áp lực đối với các đợt tăng lãi suất trong tương lai của FED sẽ giảm bớt. Đây là một kịch bản có lợi cho vàng.

Các chuyên gia cũng nhận định, vàng đang hoạt động trong môi trường thuận lợi. Bên cạnh áp lực lãi suất giảm, nhu cầu từ các ngân hàng trung ương và xu hướng phi USD hóa đang diễn ra trên toàn cầu. 

Ông Phillip Streible - Giám đốc chiến lược thị trường tại Blue Line Futures (Mỹ) cho biết, vàng có cơ hội tốt nếu có thêm yếu tố kích thích để đẩy giá lên mốc 2.000 USD, nhưng kim loại quý còn phải vượt qua nhiều kháng cự khác.

Ông Yeap Jun Rong - chiến lược gia tại Ngân hàng IG cho biết, niềm tin vào vàng đã được khôi phục. Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Đồng USD giảm khiến vàng trở nên hấp dẫn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.

Về trung và dài hạn, vàng được hỗ trợ bởi một thực tế là FED đang dần tới cuối chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Bên cạnh đó, mặt hàng kim loại quý cũng được hỗ trợ bởi sức cầu mua vàng của nhiều ngân hàng trung ương các nước.

Bên cạnh đó, mới đây, chính phủ Nga đã xác nhận các quốc gia khối BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) sẽ giới thiệu một loại tiền tệ giao dịch mới được hỗ trợ bởi vàng. Thông báo chính thức dự kiến sẽ được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 tại Nam Phi.

Từ giữa năm 2022, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã tích cực mua vàng để đa dạng hóa nguồn dự trữ của họ, đồng thời nỗ lực rời khỏi đồng USD. Mặc dù bước đi của BRICS được cho là sẽ hỗ trợ đáng kể cho vàng, nhưng một số nhà phân tích cho rằng, sẽ mất một khoảng thời gian dài để thị trường cảm nhận được tác động của nó.

Giá vàng cũng được hỗ trợ bởi xu hướng tăng giá của mặt hàng "quan hệ mật thiết" với vàng là dầu khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng các đối tác (OPEC+) đang cắt giảm nguồn cung dầu.