Ngắm biển lúa vàng trên dãy Tây Côn Lĩnh

Trịnh Thông Thiện
06:06 - 30/09/2022
Công dân & Khuyến học trên

Cộng đồng người Mông, Dao, Tày, Nùng, La Chí... sinh sống trên dãy Tây Côn Lĩnh thuộc huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) đã "cầm cuốc, cầm liềm thay cầm cọ" tạo tác nên những bức tranh ruộng bậc thang cheo leo bên sườn núi, đỉnh non hòa vào mây trời, hòa vào mưa nắng .

Ruộng bậc thang - tranh thủy mặc dán vào vách núi

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì không ai rõ đã hình thành từ khi nào, chỉ biết rằng trong báo cáo của thời Pháp thuộc cách đây hơn trăm năm có ghi: "Những năm gần đây người dân sống trên Tây Côn Lĩnh, Hoàng Su Phì, Việt Nam có khai thác sườn núi, sườn đồi làm ruộng bậc thang chuyển sang trồng lúa nước..."

Cho đến ngày nay, nhờ bàn tay lao động sáng tạo không mệt mỏi của đồng bào các dân tộc,… ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã là một hệ thống gồm nhiều ruộng, trải dài trên địa bàn 24 xã, thị trấn với tổng diện tích khoảng 3.700 ha. Khi đứng trước thiên nhiên ở xã Bản Luốc hay xã Sán Sả Hồ, xã Nậm Ty hay Thông Nguyên, nhìn những "bậc thang hạnh phúc" bám vào núi, vào làng, vào bản, chúng tôi không khỏi tự hào về sức lao động, sáng tạo đến không cùng của đồng bào đã làm nên công việc "dán tranh thủy mặc vào vách núi".

Dãy núi Tây Côn Lĩnh có độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, vào buổi sáng sớm hay chiều muộn có những ánh nắng le lói dạo chơi trên những thửa ruộng vàng ươm như thốt lên lời tâm tình, như bản "nhạc núi" với những nốt trầm bổng của sắc màu.  

Cứ vào tháng 9 - 10, du khách lại nườm nượm kéo lên Hoàng Su Phì để mục sở thị mùa vàng, chiêm ngưỡng như quên lối về.

Biển lúa vàng chạy từ chân lên đỉnh núi
Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 1.

Vượt hơn 300km từ Hà Nội lên Hà Giang, qua bao ngọn núi, bao con dốc quanh co, Hoàng Su Phì hiện ra trong tầm mắt với một màu vàng lúa chín, xen lẫn mầu xanh mướt mải của những thửa ruộng bậc thang.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 2.

Ruộng bậc thang ở xã Nậm Ty xen kẽ bên những tán rừng.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 3.

Tả Sử Choóng nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 21 km về phía Tây Nam và là xã vùng III của huyện, cũng là xã nằm trong quần thể di tích Quốc gia Ruộng bậc thang.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 4.

Những thửa ruộng bậc thang xen kẽ bản làng người Dao, Mông, Tày, Nùng,… ở Hoàng Su Phì.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 5.

Lớp lớp ruộng bâc thang chạy lên đỉnh núi ở xã Thung Nguyên.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 6.

Dưới ánh nắng chiều nhẹ, những vạt ruộng bậc thang được nhuộm một màu vàng óng, sóng sánh tựa mật.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 7.

Con đường tỉnh lộ nối huyện Hoàng Su Phì với huyện Sín Mần của tỉnh Hà Giang.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 8.

Khung cảnh đẹp mê hồn khi lúa trên những thửa ruộng bậc thang chuyển sang màu vàng óng.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 9.

Du khách không khỏi ngỡ ngàng khi ngắm nhìn hàng nghìn thửa ruộng bậc thang bao la, trải đều tít tắp,

uốn lượn quanh những lưng núi, sườn đồi.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 10.

Hoàng hôn buông xuống và những ánh nắng cuối ngày trên những thửa ruộng bậc thang Bản Luốc.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 11.

Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nhiều ruộng bậc thang. Nơi đây,

đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Ruộng bậc thang ở đây là

của người Dao áo dài và người Nùng.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 12.

Ghé Hoàng Su Phì những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những

"biển lúa vàng" chạy từ chân đến đỉnh núi.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 13.

Những ngôi nhà nằm xem kẽ, hòa quyện với những thửa ruộng bậc thang tạo cảm giác bình yên.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 14.

Đỉnh Chiêu Lầu Thi (2.402 m) nằm trong dãy Tây Côn Lĩnh, có có nghĩa là “Chín tầng thang”. Đường lên đỉnh Chiêu Lầu Thi với những cánh rừng già nguyên sinh xen kẽ thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 15.

Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu của người dân tộc Dao đỏ. Người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở. Việc khai ruộng được tiến hành từ trên cao xuống thấp với những công cụ lao động giản đơn như cuốc chim, bừa gỗ, xẻng, dao quắm. Ruộng bậc thang Hồ Thầu mênh mông, cao ngút tầm mắt với những ngọn đồi làm ruộng có độ rộng lớn, đều và ít dốc.

Những “bức tranh nghệ thuật” được vẽ từ cuốc cày treo trên dãy núi Tây Côn Lĩnh - Ảnh 16.

Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là Di tích danh thắng quốc gia tháng 11/2011, trải dài trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên.