Nâng cao sức khoẻ học đường là trách nhiệm toàn xã hội
Sức khỏe học đường là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường cần chung tay để nâng cao sức khỏe cho học sinh, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nguồn nhân lực đất nước bằng hành động ngay từ hôm nay.
Trẻ em như tờ giấy trắng. Mỗi người thầy, người cô như người nghệ sĩ, dạy dỗ, bồi dưỡng cho những tờ giấy trắng ấy những nét đẹp đẽ của tâm hồn và trí tuệ.
Việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Sức khỏe học đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Một thế hệ trẻ khỏe mạnh về thể chất, minh mẫn về tinh thần sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Thách thức của bảo vệ sức khoẻ học đường hiện nay
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sức khỏe học đường hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là các nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh không lây nhiễm và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe học đường chưa đảm bảo.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Gần 40% số trường học trên cả nước có bếp ăn tập thể, căng tin không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đội ngũ cán bộ cấp dưỡng trong trường học chưa được đào tạo bài bản, thực đơn bữa ăn chưa đảm bảo khoa học, thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho học sinh.
- Công tác tổ chức bữa ăn bán trú gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tại các trường học ở vùng sâu, vùng xa, miền núi do điều kiện kinh tế còn hạn chế.
Những yếu tố này dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khoẻ học đường của học sinh như:
Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, béo phì, suy dinh dưỡng. Suy giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần, học tập sa sút.
Thế nên, bên cạnh những thành tựu đạt được, sức khỏe học đường hiện nay vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn xã hội để giải quyết.
Một số những vấn đề nóng về sức khỏe học đường
- Bạo lực học đường: Tăng cao về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, học tập và sự an toàn của học sinh.
- Nghiện game, mạng xã hội: Dẫn đến thiếu ngủ, mất tập trung, giảm khả năng giao tiếp và hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của học sinh.
- Sử dụng thiết bị điện tử quá mức: Gây ra các vấn đề về thị lực, cột sống, béo phì và dinh dưỡng mất cân bằng: Thiếu hụt vitamin, khoáng chất, thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của học sinh.
- Sức khỏe tâm thần: Các vấn đề như lo âu, trầm cảm, rối loạn hành vi ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của học sinh.
Giải pháp nâng cao sức khỏe học đường
Cho nên, cần phải có những giải pháp thiết thực để nâng cao sức khỏe học đường. Tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống giúp học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn, ứng xử phù hợp, phòng tránh bạo lực học đường.
1. Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Quy định thời gian sử dụng thiết bị điện tử hợp lý cho học sinh, khuyến khích các hoạt động thể chất và giao tiếp trực tiếp.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng: Giúp học sinh hiểu biết về chế độ dinh dưỡng hợp lý, xây dựng thói quen ăn uống khoa học.
3. Chú trọng giáo dục sức khỏe tâm thần: Tạo môi trường học tập thân thiện, cởi mở, quan tâm, chia sẻ với học sinh, đồng thời, tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý định kỳ.
4. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội: Chung tay góp sức chăm sóc, giáo dục học sinh toàn diện, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho thế hệ trẻ.
Tác giả: Chu Thị Huyền
Vĩnh Phúc
(Bài dự thi "Sức khoẻ học đường vì chất lượng nguồn nhân lực đất nước")
Bài dự thi xin gửi về Tạp chí điện tử Công dân và Khuyến học:
Email: toasoan@congdankhuyenhoc.vn
Địa chỉ: Số 29/67 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google