Miền cổ tích trên đường Hạnh Phúc

Mạnh Chiến
10:47 - 01/11/2022
Công dân & Khuyến học trên

Tháng 11 là thời điểm hoa tam giác mạch bung nở trên cao nguyên đá Hà Giang. Con đường mang tên "Hạnh Phúc" trải dài trên 4 huyện miền núi thượng cùng của Tổ quốc đẹp như một miền cổ tích. Nơi đây, đồng bào 22 dân tộc anh em sinh sống hiền hòa, yên ấm và không ngừng nỗ lực cho sự học hành của con trẻ.

Miền cổ tích trên đường Hạnh Phúc  - Ảnh 1.

Con đường huyền thoại của thế kỉ XX vắt vẻo cheo leo qua các ngọn núi do thanh niên đồng bào các dân tộc phá đá mở đường làm thành, đặt tên là "Hạnh Phúc" ngày nay trở thành cung đường du lịch được ưa thích. Ảnh: Mạnh Chiến

Miền cổ tích trên đường Hạnh Phúc  - Ảnh 2.

Do đặc điểm địa hình, nhiều khu vực trên cao nguyên đá vẫn phải duy trì các điểm trường lẻ, đường đi học của trẻ nhỏ vượt núi, băng rừng. Ảnh: Mạnh Chiến

Tỉ lệ trẻ nhỏ được đến lớp mầm non tại Hà Giang ngày càng tăng lên. Hình ảnh lớp mầm non thôn Ngài Lầu, xã Pải Lủng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang, thôn xa xôi hẻo lánh trên cao nguyên đá. Ảnh: Mạnh Chiến

Một điểm trường lẻ ở Pải Lủng, huyện Mèo Vạc. Ảnh: Mạnh Chiến

Miền cổ tích trên đường Hạnh Phúc  - Ảnh 5.

Con em các dân tộc thiểu số trên miền đất cao nguyên giàu bản sắc văn hóa, biết chơi nhạc cụ dân tộc từ nhỏ và nuôi dưỡng niềm tự hào về miền đất Hà Giang - Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO. Ảnh: Mạnh Chiến

Miền cổ tích trên đường Hạnh Phúc  - Ảnh 6.

Khách du lịch trải nghiệm những giây phút hạnh phúc bên trẻ nhỏ vùng cao Hà Giang. Ảnh: Mạnh Chiến

Miền cổ tích trên đường Hạnh Phúc  - Ảnh 7.

Đặt tên con đường "Hạnh Phúc” bởi nó đem lại ánh sáng văn minh, giao thương phát triển kinh tế, phát triển văn hóa xã hội cho đồng bào các dân tộc anh em vùng thượng cùng Tổ quốc. Ảnh: Mạnh Chiến

Miền cổ tích trên đường Hạnh Phúc  - Ảnh 8.

Ngày mới trên cao nguyên đá - bình minh ló rạng là hình ảnh tuyệt đẹp, cả vùng núi cao tựa như miền cổ tích trên mây. Ảnh: Mạnh Chiến

Bình luận của bạn

Bình luận