Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng

Đoàn Trang
11:04 - 12/11/2024
Công dân & Khuyến học trên

Làm báo tường là hoạt động cực kỳ ý nghĩa và thường xuyên xuất hiện trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11. Đây là hoạt động thể hiện sự tri ân tới thầy cô và cũng là dịp để học sinh thể hiện sự sáng tạo của mình.

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 1.

Một số mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng.


Báo tường 20/11 là gì?

Trang trí báo tường 20/11 là hoạt động vẽ, viết các thông tin lên các mẫu giấy khổ lớn với nội dung chủ yếu nói về thầy cô và mái trường. Học sinh sẽ đưa ra ý tưởng, thiết kế và phân chia bố cục để tạo ra những đầu báo tường đẹp và ý nghĩa nhất. Sau khi hoàn thành, báo tường sẽ được đóng khung và treo lên để mọi người cùng ngắm.

Đây là một dạng bích báo trên khổ giấy A0 rất được ưa chuộng vào dịp lễ ngày Nhà giáo Việt Nam. Tùy theo nội dung mà cách trang trí mẫu báo tường 20/11 sẽ khác nhau. Tuy nhiên, mục đích của hoạt động này vẫn là thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo và truyền tải lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Vì được làm thủ công với nhiều tâm huyết nên báo tường mang đến nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, chắc hẳn ở một số trường học cũng đang triển khai cuộc thi làm báo tường 20/11. Việc lựa chọn chủ đề, lời ngỏ hay, những bài thơ đặc sắc cùng phong cách trang trí bắt mắt… tất cả sẽ tạo nên một tờ báo tường độc đáo. 

Một số mẫu báo tường 20-11 độc đáo và ấn tượng 

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 01

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 2.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 02

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 3.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 03

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 4.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 04

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 5.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 05

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 6.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 06

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 7.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 07

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 8.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 08

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 9.

Vẽ mẫu báo tường đẹp - Mẫu 09

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 10.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 10

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 11.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 11

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 12.

Vẽ báo tường đẹp - Mẫu 12

Mẫu báo tường 20/11 độc đáo và ấn tượng- Ảnh 13.

Tùy vào chủ đề mà cách trang trí mẫu báo tường 20/11 sẽ thể hiện những nội dung khác nhau như thơ hay truyện cười 20/11 ngắn. Nhưng mục đích chính vẫn là truyền tải lòng biết ơn đối với thầy cô. Vì được làm thủ công với nhiều tâm huyết nên báo tường mang đến ý nghĩa rất sâu sắc.

Giáo viên có được nhận quà bằng hiện vật từ phụ huynh học sinh nhân ngày 20 tháng 11 không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống

"4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm."

Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về tặng quà và nhận quà tặng như sau:

Điều 22. Tặng quà và nhận quà tặng

"1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

Như vậy, giáo viên không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng bằng hiện vật dưới mọi hình thức từ phụ huynh học sinh nhân ngày 20 tháng 11 và có thể bị xem là tham nhũng và cần phải quán triệt, ngăn chặn.

Giáo viên nên xử lý quà tặng ngày 20 tháng 11 như thế nào?

Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về việc nhận quà như sau:

Điều 25. Quy định về việc nhận quà tặng

"Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này."

Điều 27 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về xử lý quà tặng như sau:

Điều 27. Xử lý quà tặng

"1. Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:

a) Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;

b) Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;

c) Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.

3. Đối với quà tặng là dịch vụ tham quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.

4. Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.

5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền."

Theo đó, khi giáo viên được phụ huynh học sinh tặng quà ngày 20 tháng 11 thì phải từ chối nhận, trong trường hợp không từ chối được thì xử lý quà tặng như sau:

- Quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước;

- Quà tặng bằng hiện vật thì xác định giá trị của quà tặng sau đó tổ chức công khai bán quà tặng và nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng;

- Quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý.

- Quà tặng là dịch vụ tham quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì tổ chức phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.

Bình luận của bạn

Bình luận