Lý do thanh niên Trung Quốc lựa chọn làm công việc tạm thời trong Chính phủ

Lam Linh
14:31 - 15/11/2023
Công dân & Khuyến học trên

Không tìm được công việc mơ ước tại những công ty lớn, nhiều tân cử nhân Trung Quốc lựa chọn làm những công việc tạm thời trong Chính phủ để tận dụng thời gian rảnh, ôn thi công chức.

Lý do thanh niên Trung Quốc lựa chọn làm công việc tạm thời trong Chính phủ- Ảnh 1.

Mọi người tham dự hội chợ việc làm tại một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 30/6/2023. Ảnh: ThinkChina

Làm công việc tạm thời trong Chính phủ để có thời gian ôn thi công chức?

Không tìm được công việc mơ ước của mình tại một công ty internet Trung Quốc sau khi tốt nghiệp, Peter Liu đã quyết định làm công việc tạm thời trong Chính phủ để có thời gian ôn thi công chức. Theo đó, Peter Liu đã chọn vào làm trong một thư viện công - nơi tỷ lệ cạnh tranh rất thấp.

"Thật sự rất khó để kiếm được việc làm ở các công ty lớn", chàng trai 24 tuổi học ngành Sản xuất truyền hình tại một trường đại học ở Bắc Kinh trước khi chuyển về quê nhà ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho biết.

Liu chưa bao giờ mong đợi sẽ theo đuổi sự nghiệp trong khu vực công, nhưng ít nhất hiện tại anh ấy rất vui vì mình có thể nắm lấy cơ hội đó.

"Tôi không muốn bố mẹ thấy tôi ở nhà cả ngày không có việc gì làm", Liu nói thêm.

Liu được nhận vào làm ở vị trí thủ thư sau một chiến dịch do Chính phủ Trung Quốc tiến hành nhằm đảm bảo công việc tạm thời cho sinh viên tốt nghiệp. Theo các nhà phân tích, đây là giải pháp ngắn hạn nhằm duy trì sự ổn định xã hội trong bối cảnh kinh tế khó khăn và có rất ít cơ hội dành cho giới trẻ Trung Quốc.

Một sinh viên tốt nghiệp 23 tuổi tên Chen cho biết, cô đã đánh bại hơn 10 ứng viên vào tháng 8 để giành được vị trí thư ký tại một trung tâm nông nghiệp địa phương ở thành phố Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc.

Chen, người muốn trở thành giáo viên, cho biết: "Khoảng cách giữa ước mơ và thực tế của tôi là rất lớn".

Theo truyền thông nhà nước, Chen và Liu đều đang tận dụng những ngày làm việc nhàn nhã để ôn tập cho kỳ thi công chức có tính cạnh tranh cao vào năm 2024, vốn thu hút kỷ lục 2,6 triệu người nộp đơn vào năm 2023. Nếu vượt qua kỳ thi này, họ sẽ trở thành công chức - chức danh vốn được coi là bệ phóng danh giá cho sự nghiệp đối với người dân Trung Quốc bởi tính ổn định về tài chính của nó.

Các ứng viên xếp hàng tham dự kỳ thi công chức quốc gia tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 11 năm 2021. Ảnh: Getty Images

Các ứng viên xếp hàng tham dự kỳ thi Công chức quốc gia tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 11 năm 2021. Ảnh: Getty Images

Đau đầu chuyện người trẻ thất nghiệp ở Trung Quốc

Hàng năm, nhiều tổ chức khác nhau của Chính phủ Trung Quốc thường cung cấp những việc làm như: lễ tân, nhân viên hành chính, bảo vệ và nhân viên cộng đồng. Nhưng họ thường nhận được đơn đăng ký từ các nhóm người có hoàn cảnh khó khăn, chẳng hạn như người già hoặc người khuyết tật.

Các tân cử nhân cùng các nhà kinh tế Trung Quốc cho biết, năm nay, đất nước này đang chứng kiến cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở thanh niên trầm trọng. Ngay cả những vị trí việc làm ở vùng nông thôn hẻo lánh cũng chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt từ những người trẻ Trung Quốc có bằng tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu.

Cũng theo các nhà phân tích, Chính phủ Trung Quốc luôn coi việc làm là "chìa khóa" để xoa dịu cho thế hệ trẻ gen Z - những người đang bi quan nhất về thế giới trong nhiều thập kỷ qua. Và những sinh viên đã tốt nghiệp nếu có nhiều kinh nghiệm sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp khi nền kinh tế phục hồi.

Theo một cuộc khảo sát của công ty tuyển dụng Trung Quốc Liepin, các hợp đồng lao động sẽ có thời hạn từ 1-3 năm và trả mức lương tối thiểu trong khu vực, thường từ 2.000- 3.000 nhân dân tệ (275-412 USD) mỗi tháng. Đôi khi phúc lợi công việc sẽ bao gồm cả bữa ăn miễn phí. Tuy nhiên, đây vẫn là mức lương thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của hầu hết người lao động khi họ mong muốn mức lương cho công việc đầu tiên là khoảng 8.000 nhân dân tệ.

Lý do thanh niên Trung Quốc lựa chọn làm công việc tạm thời trong Chính phủ- Ảnh 4.

"Tình trạng thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc sẽ tồn tại khá lâu, ít nhất là từ 5-10 năm" - theo nhà kinh tế Wang Jun tại Huatai Asset Management. Ảnh: Getty

Một chương trình riêng biệt tại Trung Quốc hướng tới 1 triệu thực tập sinh trong năm nay đã thu hút các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của đất nước này tham gia.

Trong sự kiện này, Bộ Nhân lực và An sinh xã hội Trung Quốc đã không trả lời những câu hỏi liên quan đến các chương trình của chính phủ hoặc thị trường làm việc. Thay vào đó chỉ nói với truyền thông nước này rằng, việc làm của thanh niên Trung Quốc đang được cải thiện.

Trong năm qua, Trung Quốc đã giảm bớt một số gánh nặng tuân thủ pháp lý đối với các công ty công nghệ, bất động sản và tài chính - những nơi có truyền thống tuyển dụng nhân tài mới với quy mô lớn. Nhưng các bài xã luận trên truyền thông nhà nước cũng khuyến khích các tân cử nhân nên bắt đầu một công việc đòi hỏi tay nghề thấp hơn.

Tuần trước, Cục Thống kê Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục không công bố dữ liệu về tình trạng thất nghiệp của thanh niên nước này kể từ lần cuối là vào tháng 6 - khi tỷ lệ thất nghiệp đạt mức kỷ lục, lên tới 21,3%.

Tổng số việc làm ngắn hạn và thực tập vẫn chưa có số liệu cụ thể nhưng các bài đăng trên mạng xã hội của các nhà phân tích bình luận về quá trình lựa chọn lựa chọn nghề nghiệp, dự đoán vai trò của một số ngành nghề trong nền kinh tế đang chững lại vẫn diễn ra thường xuyên.

Các nhà kinh tế cho biết, khu vực nhà nước - nơi cung cấp 1/5 số việc làm tại thành thị ở Trung Quốc - chỉ có thể tạm thời giảm bớt áp lực kinh tế cho một bộ phận sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua các chiến dịch như vậy. Đồng thời cảnh báo tình trạng thất nghiệp ở thanh niên vẫn là vấn đề lâu dài đối với Bắc Kinh.

Nhà kinh tế Wang Jun tại Huatai Asset Management cho hay: "Tình trạng thất nghiệp ở thanh niên sẽ tồn tại khá lâu, ít nhất là từ 5-10 năm". 

Trung Quốc đã chứng kiến tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 khi những người có học thức trở lại thành phố sau khi làm việc trong các trang trại. Cuối những năm 1990, đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này bắt đầu thu hẹp các tập đoàn nhà nước kém hiệu quả.

Nguồn: Reuters