Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 28/10 cho biết, giá năng lượng và thực phẩm tăng, trong đó giá tiêu dùng trong tháng 9 tăng 10% so với cùng tháng năm ngoái, là những nguyên nhân chính khiến lạm phát tiếp tục gia tăng tại nước này. 
Trước đó, các chuyên gia đã dự đoán tỷ lệ lạm phát trong tháng 10 là 10%, nhưng thống kê sơ bộ của Destatis cho thấy lạm phát thậm chí còn cao hơn mức kỷ lục trong vòng 70 năm ghi nhận hồi tháng trước.


Theo các nhà phân tích, tỷ lệ lạm phát cao đang làm giảm sức mua của người tiêu dùng, vốn được xem như một trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Mặc dù chính phủ liên bang vừa thông qua gói hỗ trợ tiêu dùng và năng lượng trị giá 200 tỷ euro (hơn 199,5 tỷ USD), nhưng cho đến nay, chi tiết về kế hoạch "phanh giá năng lượng" vẫn còn bỏ ngỏ.


Giám đốc kinh doanh Viện Kinh tế Đức (IFO) Timo Wollmershäuser cho biết các nhà bán lẻ thực phẩm vẫn đang lên kế hoạch tăng giá hầu hết các mặt hàng. Ngân hàng Trung ương Đức nhận định tỷ lệ lạm phát có thể sẽ tiếp tục tăng ở mức hai con số trong vài tháng tới.

Mặc dù lạm phát tăng mạnh, nền kinh tế Đức vẫn đạt tăng trưởng nhẹ 0,3% trong quý III/2022. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều dự đoán về một cuộc suy thoái mùa Đông, do giá cả tiếp tục tăng cao đang làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng.

Destatis dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu này sẽ thu hẹp trong những quý tới và rơi vào suy thoái.

Lạm phát ở các nước Châu Âu tiếp tục gia tăng - Ảnh 2.

Người dân mua hàng tại siêu thị Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN


Theo báo cáo sơ bộ của cơ quan thống kê Insee công bố ngày 28/10, sau khi tăng chậm lại trong tháng 8 và tháng 9, lạm phát của Pháp trong tháng 10 tăng 6,2% so với năm trước. Thực phẩm một trong những nhóm hàng hóa có mức tăng giá mạnh nhất, gần 12% và điều này khiến nhiều hộ gia đình phải chi phần lớn ngân sách hằng tháng tại các siêu thị.

Trong khi đó, giá năng lượng tăng gần 20% mặc dù Chính phủ Pháp đã có biện pháp can thiệp hỗ trợ hóa đơn chi trả cho người dân để kiềm chế mức lạm phát ở mặt bằng thấp giống như nhiều quốc gia láng giềng châu Âu khác.

Cũng theo báo cáo của Insee, kinh tế Pháp trong 3 tháng từ tháng 7 đến tháng 9/2022 đã tăng 0,2%.

Dữ liệu về kinh tế Pháp được công bố 1 ngày sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75% lên 2%. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba liên tiếp và là lần tăng lớn thứ hai trong lịch sử của ngân hàng này.


Còn tại Anh, tình hình cũng không mấy khả quan hơn khi BoE cũng dự báo nền kinh tế Anh sẽ rơi vào cuộc suy thoái dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu và lạm phát ở nước này sẽ đạt đỉnh ở mức 13,3% vào tháng 10/2022.


“Cho dù nền kinh tế yếu đi, các dữ liệu kinh tế của tuần trước cho thấy khả năng lạm phát tiếp tục ngấm vào tiền lương và giá cả sẽ còn tăng tốc mạnh hơn”, ông Nabarro nói. “Nhiều khả năng lạm phát sẽ lập đỉnh ở mức cao hơn nhiều so với mức dự báo 13% mà BoE đưa ra, nên chúng tôi cho rằng BoE sẽ đưa ra kết luận rằng khả năng lạm phát cao dai dẳng đã tăng lên nhiều”.