Lạm phát đình trệ - "bóng đen" bao trùm các nền kinh tế

Trà Li
10:35 - 28/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

80% các nhà kinh tế coi lạm phát đình trệ là một rủi ro dài hạn, nhưng không mấy ai quan tâm lạm phát đình trệ là gì và phải chuẩn bị những gì trước tình trạng đó.

Rủi ro lớn tiếp theo đối với nền kinh tế Mỹ có thể được tóm gọn trong một từ. Nhưng nó không hẳn là suy thoái. Mà thay vào đó, 80% các nhà kinh tế trong cùng một cuộc khảo sát cho rằng "lạm phát đình trệ" mới là rủi ro dài hạn lớn hơn đối với nền kinh tế, theo Hiệp hội Thị trường tài chính và Công nghiệp chứng khoán. 

Rủi ro lớn nhất tiếp theo mà họ xác định là giảm phát, với 13% số người được hỏi chọn.

Hơn nữa, một cuộc khảo sát quản lý quỹ toàn cầu của Ngân hàng Mỹ gần đây cho thấy mối lo ngại về lạm phát đình trệ đang ở mức cao nhất kể từ tháng 6/2008.

Cũng theo bản báo cáo, lạm phát là "cách mô tả phổ biến nhất về bối cảnh kinh tế sẽ như thế nào trong 12 tháng tới".

Mới đây, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cũng cảnh báo các nguy cơ lạm phát đình trệ đang ngày càng hiện rõ khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài sau hai năm đại dịch hoành hành, kết hợp với những tác động của cuộc xung đột tại Ukraine, giá cả hàng hóa leo thang và những bất ổn tài chính đang phủ bóng đen lên triển vọng kinh tế toàn cầu.

Lạm phát đình trệ là gì - Ảnh 1.

Lạm phát đình trệ được các chuyên gia xác định là rủi ro dài hạn lớn hơn đối với nền kinh tế. Trong ảnh, người dân đi mua sắm tại một cửa hàng tạp hóa vào ngày 10/6/2022 ở thành phố New York, Mỹ. Ảnh: CNBC

Lạm phát đình trệ là gì?

Theo Giáo sư kinh tế Jonathan Wright, tại Đại học Johns Hopkins, lạm phát đình trệ là một thuật ngữ được đặt ra vào những năm 1970 khi lạm phát cao và kinh tế trì trệ, hoặc tỉ lệ thất nghiệp cao.

Ông Wright nói: "Lạm phát cao đang thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, cái được gọi là chính sách thắt chặt tiền tệ. Theo đó, rất có thể tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng một chút so với mức 3,6% của hiện tại".

Cũng theo ông, kết quả ít nhất có thể là một cuộc suy thoái nhẹ.

Lạm phát đình trệ có thể xảy ra nếu một cuộc suy thoái xảy ra trước khi lạm phát giảm xuống mức mà FED muốn. Ví dụ, nếu tỉ lệ thất nghiệp tăng lên khoảng 5% và lạm phát chỉ số giá tiêu dùng cũng ở mức trên 5% vào năm 2023, đó sẽ là một loại lạm phát đình trệ.

"Điều đó chắc chắn có nghĩa là thị trường việc làm sẽ hạ nhiệt hơn rất nhiều so với hiện tại", giáo sư Wright cho biết.

Ông cũng nói thêm, lý do đơn giản là vì có ít vị trí tuyển dụng hơn.

Kịch bản nào cho lạm phát đình trệ?

Mặc dù các cuộc khảo sát gióng lên hồi chuông cảnh báo về lạm phát đình trệ, nhưng không phải ai cũng đồng ý rằng đó là điều không thể tránh khỏi.

Josh Bivens, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Chính sách Kinh tế cho biết: "Có vẻ như xác suất xảy ra lạm phát đình trệ không cao".

Để có lạm phát đình trệ thì cả tỉ lệ thất nghiệp và lạm phát đều phải cao cùng một lúc. Nhưng đây lại là điều mà ông Bivens cho rằng không thể xảy ra. "Nếu chúng ta gặp phải tình huống tỉ lệ thất nghiệp tăng khá mạnh, tôi thực sự nghĩ rằng điều đó có thể khiến lạm phát bắt đầu giảm xuống khá mạnh". 

Một kịch bản có khả năng xảy ra hơn là nếu chúng ta kết thúc năm với một loạt các đợt tăng lãi suất của FED, nền kinh tế có thể rơi vào tình trạng suy thoái vào năm 2023, theo ông Brivens.

"Nếu điều đó xảy ra, tôi chỉ kỳ vọng lạm phát sẽ giảm nhanh", ông nói.

Cần chuẩn bị gì để "đón đầu" suy thoái, hoặc lạm phát đình trệ?

Ted Jenkin, một nhà lập kế hoạch tài chính được chứng nhận và là Giám đốc điều hành của Oxygen Financial ở Atlanta, Mỹ, cho biết, sự kết hợp giữa lạm phát và Shrinkflation khiến tiền của mọi người không còn đi xa như hiện nay.

Shrinkflation là một thuật ngữ ghép bởi hai từ “shrink” (thu nhỏ) và “inflation” (lạm phát) bắt đầu thông dụng vào những năm 1960 và 1970. Từ này chỉ quá trình các mặt hàng bị thu nhỏ về kích cỡ, hoặc số lượng, thậm chí đôi khi thay đổi công thức, hay giảm chất lượng trong khi giá của mặt hàng trên vẫn như cũ hoặc tăng thêm.

Jenkin cho biết hiện nay, lạm phát đình trệ cũng là một điều mà người tiêu dùng đang băn khoăn.

"Tôi nghĩ rằng không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế. Đó chỉ là một cuộc suy thoái nhẹ hay chúng ta sẽ đối mặt với lạm phát đình trệ vẫn là câu hỏi lớn", Jenkin chia sẻ.

Do đó, bây giờ là thời điểm tuyệt vời để xem xét lại kế hoạch tài chính cá nhân.

Theo ông Jenkin, đây là thời điểm tuyệt đối để mọi người củng cố nền tảng tài chính của mình.

Ông cho rằng mỗi người nên cố gắng dành ra một khoản chi khẩn cấp có thể sử dụng trong ít nhất 6 tháng, trong trường hợp suy thoái xảy ra. Ngoài ra, nên lên một bản ngân sách gần đây để xem liệu có thể cắt giảm được phần nào hay không.

Ngoài ra, hãy xem xét thẻ tín dụng, các khoản thế chấp, khoản vay... và xem liệu bạn có thể giảm bớt, hoặc tái cấp vốn cho chúng hay không. Hiện, lãi suất đã sẵn sàng tăng lên, những số dư đó sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

Hơn nữa, đây cũng là thời điểm tuyệt vời để đầu tư vào bản thân làm sao trở nên chuyên nghiệp hơn trên thị trường, để tránh nguy cơ bị sa thải, thất nghiệp.

Ông Jenkin nhắn nhủ: "Hãy đảm bảo rằng bạn đã thực sự trau dồi các kỹ năng và năng lực,  hoặc học vấn của mình để nếu thị trường việc làm trở nên ngặt nghèo hơn, bạn vẫn có thể kiếm được việc làm".

Nguồn: CNBC