Kiểm tra toàn diện hoạt động TikTok tại Việt Nam
Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng Cục Thuế kiểm tra toàn diện hoạt động TikTok tại Việt Nam - Cục trưởng Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử Lê Quang Tự Do cho biết tại buổi họp báo thường kỳ tháng 5 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Để triển khai kế hoạch kiểm tra toàn diện hoạt động của TikTok tại Việt Nam, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã gửi công văn cho các bộ ngành có liên quan nhằm cử người tham gia đoàn công tác.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng Cục Thuế kiểm tra toàn diện hoạt động TikTok tại Việt Nam.
Việc kiểm tra hoạt động của TikTok tại Việt Nam sẽ được tiến hành từ ngày 15/5 đến hết tháng 5/2023
Chương trình dự kiến tập trung vào những vấn đề như cách phân phối nội dung, thuế, thương mại điện tử, quảng cáo...
TikTok chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2019. Đến nay, mạng xã hội này đã bùng nổ với gần 50 triệu người sử dụng. Việt Nam hiện xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia có đông người sử dụng TikTok nhất thế giới.
Theo công bố hồi tháng 4 của Bộ Thông tin và Truyền thông, 6 vi phạm của TikTok tại Việt Nam được xác định bao gồm: không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại.
Trong đó, có nhiều thông tin gây nguy hiểm với trẻ em, thanh thiếu niên.
TikTok cũng sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng (trend) nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
Mạng xã hội này cũng không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái… không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok (thần tượng TikTok) có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
TikTok cũng không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim; không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông từng chỉ ra 6 vi phạm của Tiktok tại Việt Nam
Thứ nhất, TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí là gây nguy hiểm với trẻ em.
Thứ hai là sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ.
Thứ ba là không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái….
Thứ tư là không quản lý hoạt động của các idol TikTok, nhiều idol TikTok có xu hướng sản xuất những nội dung nhảm nhí, thiếu văn hóa để nhắm vào sự hiếu kỳ của người xem, thậm chí còn tạo trend để thu lời từ những nội dung này.
Thứ năm là không có biện pháp kiểm soát hiệu quả các nội dung vi phạm bản quyền, đặc biệt là các nội dung trích từ phim.
Thứ sáu là TikTok cũng không có biện pháp quản lý để người dùng tự ý sử dụng hình ảnh riêng tư, cá nhân của người khác để tung tin giả, hoặc bôi nhọ, xúc phạm người khác.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google