Khoa Đẩu - chữ viết của người Việt cổ

Nguyễn Năng Lực
14:27 - 08/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Nhiều người tưởng rằng, người Việt vốn không có chữ viết, từ khi Sỹ Nhiếp (Thế kỷ III) cai trị, người Việt mới biết đến chữ Hán. Thực ra, từ thời Vua Hùng, dân cư nước Văn Lang đã có chữ viết. Đó là chữ Khoa Đẩu.

Khoa Đẩu - chữ viết của người Việt cổ- Ảnh 1.

Chữ Khoa Đẩu trên di vật khảo cổ. Ảnh: Dragon

Giới nghiên cứu tìm được nhiều hiện vật niên đại thời kỳ Hùng Vương, trên đó có những kí tự lạ

Tại xóm Quế, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, Thành phố Việt Trì, có một ngôi miếu đổ nát mà người dân gọi là Thiên Cổ miếu. Gần đó, người dân đào được một thanh kiếm đồng, một cái bát đồng có ghi chữ lạ.

Cuốn "Ngọc phả" soạn từ thế kỷ XVI có đoạn viết: Miếu thờ thầy giáo Vũ Thê Lang (quê huyện Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương) và vợ là Nguyễn Thị Thục (quê ở huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc cũ) lên đây dạy học từ thời vua Hùng thứ XVIII. Hai người cùng mất ngày 2-2 năm 288 trước Công nguyên, được táng trong miếu.

Tại ngôi miếu ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), thờ 4 người con của Lạc Long Quân, có bản "Ngọc phả" thời Trần Thái Tông, vào loại cổ nhất hiện nay.

Điều đặc biệt, Ngọc phả có viết: "Nghiêu thế, Việt thường thị hiến thiên tuế thần quy, bố hữu Khoa Đẩu…". Dịch nghĩa là: "Thời Vua Nghiêu, người Việt hiến rùa thần nghìn tuổi, trên lưng có chữ Khoa Đẩu".

Sử sách và những câu chuyện cổ tích, dân gian cho biết thêm, thời Vua Hùng, An Dương Vương, thời Hai Bà Trưng có nhiều thầy giáo, như thầy Nguyễn Cần Công, Nguyễn Công Ứng từ chùa Hương về Việt Trì dạy học; thầy Hoàng Trụ làng Bồng Lai, huyện Từ Liêm; con công chúa Mỵ Châu theo học thầy Lỗ Công.

Trước thời kỳ Bắc thuộc hàng nghìn năm, chữ Hán chưa xuất hiện ở xã hội Việt, các thầy dạy học trò bằng chữ gì? Đó là chữ Khoa Đẩu.

Khoa Đẩu - chữ viết của người Việt cổ- Ảnh 2.

Hịch khởi nghĩa chữ Khoa Đẩu và chữ Quốc ngữ. Ảnh: Dragon - WordPres.com

Hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã xác nhận: "Ngay từ trước Công nguyên, người Việt đã có chữ".

Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng… cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần, Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ "Khoa Đẩu".

Khoa Đẩu nguyên nghĩa là con nòng nọc. Giống nòng nọc có đầu to, đuôi nhỏ, bơi lội hàng đàn trong nước. Người Việt tới nay vẫn coi chữ Khoa Đẩu là loại chữ cổ từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Đã có không ít công trình đi tìm loại chữ nòng nọc này để chứng minh người Việt cổ là một xã hội văn minh, có chữ viết.

Theo Hùng Vương Thánh Tổ ngọc phả, Vua Hùng Hiền Vương và Mẹ Âu Cơ đã dùng chiếc âu vàng tế lễ trên núi Nghĩa Lĩnh, trên chiếc âu vàng có ghi tên gọi và thứ bậc trăm người con trai. Âu Cơ lập người con trưởng làm vua nước Văn Lang và các anh em khác làm phiên dậu bình phong trong Bách Việt. Nước Văn Lang của các vua Hùng là một nước văn minh, sử dụng loại chữ Khoa Đẩu hình con nòng nọc để đúc và khắc trên các đồ kim khí dùng lưu truyền làm bảo vật cho con cháu thờ cúng tổ tiên và ghi ơn đức của vua.

Khoa Đẩu - chữ viết của người Việt cổ- Ảnh 3.

Chữ Khoa Đẩu. Ảnh: Dragon

Sách Đại Nam nhất thống chí chép: ở đền Đồng Cổ tại Thanh Hóa "có một cái trống đồng, nặng ước 100 cân, đường kính hơn một thước, năm tấc, cao hơn hai thước, trong rỗng không có đáy, bên tai hơi khuyết, trên mặt có chín vòng khuyên, lưng tắt mà rốn kín, bốn bên có giây khắc chữ Thập ngoặc, có chữ như lối chữ Khoa Đẩu, nhưng lâu ngày không thấy rõ".

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại câu chuyện trong sách Hậu Hán thư của Tàu: "Đời Đào Đường, phương Nam có Việt Thường thị qua hai lần sứ dịch sang chầu, dâng con rùa thần; có lẽ nó được đến nghìn năm, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là quy lịch (lịch rùa).

Nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh, chữ Hán có nguồn gốc từ chữ Khoa Đẩu của người Việt cổ.
Nguồn: Bách Việt trùng cửu
Bình luận của bạn

Bình luận