Học sinh đi học sớm có đúng quy định? Luật quy định việc học vượt lớp thế nào
Việc đi học sớm nhìn chung là không phù hợp với quy định của Luật Giáo dục hiện hành về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông, tuy nhiên, có thể xem xét ở một số trường hợp đặc biệt.
Đi học sớm có đúng quy định? Luật có cho phép đi học sớm?
Với những mục tiêu phát triển giáo dục toàn diện cho người dân, giúp tăng cường khả năng thích ứng với nhu cầu phát triển nền kinh tế, bắt kịp các xu hướng phát triển của khoa học, công nghệ, trình độ phát triển của thế giới, việc chấp nhận các tiêu chuẩn về học tập để đảm bảo đảm cân đối cơ cấu ngành nghề, trình độ, nguồn nhân lực phù hợp, tuy nhiên, học sinh có khả năng đặc biệt cũng được xem xét đào tạo đặc biệt/đi học sớm. Cụ thể, trong việc quy định học vượt lớp so với độ tuổi của học sinh là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.
Theo Luật giáo dục, quy định:
"Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm".
Trường hợp học sinh được học vượt lớp (học sớm), học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định
Khoản 2, Điều 28, Luật Giáo dục quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
"a) Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
b) Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật".
Như vậy, luật đã quy định độ tuổi đi học phải phù hợp với cấp học, chỉ trong những trường hợp đặc biệt như "phát triển sớm về trí tuệ", tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp bị lưu ban hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt mới được xem xét cho đi học vượt lớp/học sớm.
Với nhu cầu thực tế của từng vùng miền, việc áp dụng giáo dục đào tạo cho các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt nhằm xây dựng xã hội học tập và tạo cơ hội để mọi người được tiếp cận giáo dục, được học tập ở mọi trình độ, mọi hình thức, học tập suốt đời.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google