Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối

Thế Bằng
18:13 - 29/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Đường Vành đai 2 Hà Nội có tổng tổng mức đầu tư gần 10 nghìn tỉ đồng, chiều dài toàn tuyến là hơn 5km. Đường Vành đai 2 Hà Nội đang được nhà thầu thi công hợp long nhịp cầu cuối cùng để nối liền toàn bộ dự án. Nhìn từ trên cao, đường Vành đai 2 đã thành hình hài gần như hoàn chỉnh.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2

Dự án đường Vành đai 2, đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư khoảng 9.400 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 4.194 tỉ đồng và hơn 5.200 tỉ đồng còn lại là chi phí xây lắp, tư vấn dự án và các chi phí khác.

CHIA SẺ
Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2

Dự án đường Vành đai 2 được khởi công từ tháng 4/2018, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào tháng 6/2023 bao gồm xây mới tuyến đường bộ trên cao và mở rộng tuyến đường dưới thấp.

CHIA SẺ
Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 3.

Tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở gồm cầu chính và cầu dẫn kết nối với các tuyến đường bên dưới, hệ thống chiếu sáng, thoát nước, tường chắn, hệ thống biển báo. Đến thời điểm hiện tại, tuyến đường đã có diện mạo tương đối hoàn chỉnh, rõ hình hài.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 4.

Đoạn tuyến trên cao toàn dự án bao gồm các hạng mục: Cầu chính (bề mặt 19m), cầu dẫn (bề mặt 7m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 5.

Phần đường dưới thấp kéo dài từ Vĩnh Tuy - Chợ Mơ - Ngã Tư Vọng dài 3,1km được mở rộng với mặt cắt 53,5 - 63,5m, quy mô 8 làn xe (6 làn dành cho xe cơ giới và 2 làn xe dành cho xe thô sơ), có dải phân cách rộng 4m ở giữa và vỉa hè rộng 4 - 6m mỗi bên. Hiện tại, cơ bản đường dưới thấp đã được thi công xong và đưa vào sử dụng.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 6.

Chỉ còn một vài điểm ngắn đường dưới thấp còn quây tôn để thi công những hạng mục cuối cùng của đường trên cao.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 7.

Hiện tại, nhịp cầu cuối cùng nằm ở Ngã Tư Vọng đang được nhà thầu khẩn trương thi công để nối liền toàn tuyến đường trên cao trong thời gian tới.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 8.

Nhà thầu thi công áp dụng công nghệ đổ bê tông tại chỗ trên dàn giáo di dộng MSS. Công nghệ MSS sau khi thi công xong một nhịp, toàn bộ hệ thống ván khuôn và đà giáo được di chuyển tới nhịp tiếp theo và bắt đầu công đoạn thi công như nhịp trước, cứ như vậy theo chiều dọc cầu cho đến khi hoàn thiện kết cấu nhịp.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 8.

Lối lên xuống của đường trên cao đoạn chạy trên phố Đại La cũng đang được thi công hoàn thiện.

Công trình chạy qua Ngã Tư Vọng từ góc nhìn trên cao. Nhịp cầu chạy qua Ngã Tư Vọng là nhịp cầu cao nhất và dài nhất trên tuyến đường Vành đai 2, tạo nên nút giao 3 tầng Trường Chinh - Giải Phóng - Vành đai 2.

Hà Nội: Toàn cảnh đường Vành đai 2 trước khi hợp long nhịp cuối - Ảnh 11.

Dự án đường Vành đai 2 Hà Nội được kì vọng giúp giảm ùn tắc giao thông một cách hiệu quả và góp phần hoàn thiện quy hoạch giao thông của Hà Nội.