Hà Nội: Toàn cảnh đường Lê Văn Lương sai phạm quy hoạch

Thế Bằng
09:57 - 25/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Cao ốc xếp lớp 2 bên đường Lê Văn Lương, thiếu cây xanh, cơ sở hạ tầng không đáp ứng... Hàng loạt dự án tại đây đã có sai phạm: Sửa quy hoạch, biến đất công cộng thành đất hỗn hợp, các tòa nhà được điều chỉnh cao thêm... theo Kết luận thanh tra số 39 của Bộ Xây dựng.

Kết luận số 39 của Bộ Xây dựng thanh tra Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP Hà Nội; Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, các chủ đầu tư dự án có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch và quản lý xây dựng khu vực hai bên tuyến đường Lê Văn Lương và các khu vực lân cận. 

Hàng loạt sai phạm băm nát khu đô thị Lê Văn Lương - Trung Hoà, tòa nhà được điều chỉnh thêm hàng chục tầng. - Ảnh 2.

Đường Lê Văn Lương, Hà Nội: 2km có hơn 40 tòa cao ốc.

Hàng loạt sai phạm băm nát khu đô thị Lê Văn Lương - Trung Hoà, tòa nhà được điều chỉnh thêm hàng chục tầng. - Ảnh 1.

Các cao ốc xếp lớp san sát xây dựng trên khu đất hẹp.

Hàng loạt sai phạm băm nát khu đô thị Lê Văn Lương - Trung Hoà, tòa nhà được điều chỉnh thêm hàng chục tầng. - Ảnh 4.

Theo Thanh tra Bộ Xây dựng: “Việc điều chỉnh sai quy định dẫn đến tình trạng tăng dân số, chỉ tiêu quy hoạch không đảm bảo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với từng dự án, từng ô quy hoạch, từng khu quy hoạch và đô thị, thiếu đất giáo dục, trường học, thiếu diện tích cây xanh, các công trình phục vụ không đảm bảo bán kính phục vụ", dẫn tới quá tải khu dân cư.

Hàng loạt sai phạm băm nát khu đô thị Lê Văn Lương - Trung Hoà, tòa nhà được điều chỉnh thêm hàng chục tầng. - Ảnh 3.

Hệ quả cho những sai phạm đó là những tiện ích như sân chơi, vườn hoa cây xanh đã biến mất. 12 trong số 13 dự án bị thanh tra không bố trí cây xanh, dự án còn lại cây xanh chỉ đạt 10%. Mật độ dân cư tăng đột biến gây áp lực lên hạ tầng giao thông vốn đã quá tải từ nhiều năm nay.

Đáng chú ý, tại Dự án Trung tâm thương mại - dịch vụ công cộng và nhà ở tại lô đất C1 (tên thương mại là Diamond Flower Tower) do Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà số 6 Hà Nội (Handico6) làm chủ đầu tư đã có nhiều vi phạm trong việc điều chỉnh quy hoạch, tổng thể mặt bằng và phương án kiến trúc, được liên tục điều chỉnh từ 6 tầng thành 39 tầng.

Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Bộ Xây dựng, tại dự án Diamond Flower Tower, UBND thành phố Hà Nội một lần điều chỉnh quy hoạch, Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh 3 lần tổng mặt bằng, phương án kiến trúc sai quy định của pháp luật; đã điều chỉnh chỉ tiêu cụ thể như sau: Hệ số sử dụng đất từ 1,24 lần thành 4,3 lần, thành 1,92 lần, thành 6 lần, rồi thành 13,4 lần; Mật độ xây dựng từ 31% thành 39,2%, thành 31%, thành 40%, rồi thành 40,05%; Tầng cao tối đa từ 6 tầng thành 21, 30, 36 rồi thành 39 tầng; Chức năng từ thương mại - dịch vụ công cộng điều chỉnh thành công cộng thành phố, thành trung tâm thương mại - dịch vụ cao cấp - nhà ở cho thuê rồi thành trung tâm thương mại - dịch vụ cao cấp - nhà ở.

Đáng chú ý, UBND thành phố Hà Nội đã cho phép Handico6 chuyển mục đích sử dụng 5.230 m2 đất ô C1 từ Trung tâm thương mại - Dịch vụ công cộng sang Trung tâm thương mại - Dịch vụ công cộng và nhà ở cho thuê (thuê đất 50 năm); tiếp tục điều chỉnh 2.088 m2 để xây dựng công trình Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng và nhà ở, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất lâu dài là điều chỉnh không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, điều chỉnh không đánh giá mức độ ảnh hưởng do tăng mật độ dân số gây áp lực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vi phạm Điều 47, Điều 48 Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Về giấy phép xây dựng của dự án Diamond Flower Tower, bản vẽ cấp phép thể hiện từ tầng 2 đến tầng 5 văn phòng cho thuê là sai với phương án kiến trúc được chấp thuận tại Văn bản số 2966 ngày 26/8/2011.

Hà Nội: Cận cảnh hàng loạt sai phạm hai bên đường Lê Văn Lương. - Ảnh 8.

Tại dự án dự án Manhattan Tower sau 4 lần điều chỉnh sai quy định đã tăng số tầng trung bình 5 tầng lên 30 tầng, tăng quy mô dân số từ 500 người lên hơn 1.000 người. Dự án do Tổng Công ty Thành An – Công ty TNHH MTV làm chủ đầu tư.

Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ quá trình điều chỉnh quy hoạch từ năm 2008-2011

Tháng 10/2008, UBND thành phố Hà Nội chấp thuận quy hoạch định hướng điều chỉnh tầng cao công trình tại ô đất số 20 tối đa 25 tầng không phù hợp với quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai bên đường Láng Hạ - Thanh Xuân phê duyệt năm 2002 tầng cao trung bình 5 tầng, là điều chỉnh không thuộc các trường hợp được điều chỉnh không tính toán giải pháp về hạ tầng kỹ thuật, xã hội.

Tháng 3/2010, UBND thành phố Hà Nội có văn bản chấp thuận địa điểm nghiên cứu, lập và thực hiện dự án xây dựng công trình hỗn hợp có chức năng văn phòng, dịch vụ thương mại và căn hộ chung cư để bán, bổ sung chức năng nhà ở, dịch vụ, thương mại là không phù hợp.

Đến tháng 3/2020, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có văn bản chấp thuận tổng mặt bằng với các chỉ tiêu quy hoạch không phù hợp với chấp thuận quy hoạch định hướng tại văn bản số 3362 năm 2008.

Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra nhiều vi phạm trong việc điều chỉnh quy hoạch tại dự án dịch vụ thương mại, công cộng nhà ở và nhà trẻ trên đường Lê Văn Lương. 

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 hai bên đường Láng Hạ - Thanh Xuân phê duyệt năm 2002, ô đất 4.1- CC là đất công cộng thành phố, tầng cao trung bình 18,5 tầng, mật độ 53% nhưng UBND thành phố Hà Nội có Quyết định số 43/2005 ngày 5/4/2005 phê duyệt điều chỉnh thành đất hỗn hợp (dịch vụ công cộng, cơ quan và nhà ở.

Dự án có diện tích 8.000 m2, mật độ 35%, khối đế cao 5 tầng chức năng dịch vụ công cộng và văn phòng, khối tháp cao 32 tầng nhà ở căn hộ để bán, là điều chỉnh không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, không tính toán sự đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vi phạm Điều 24, Điều 29 Nghị định 08/2005 của Chính phủ.

Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, ngày 16/4/2012, Sở Quy hoạch - Kiến trúc cấp Giấy phép quy hoạch số 116/GPQH điều chỉnh dịch vụ công cộng và văn phòng, nhà ở tầng cao từ 32 tầng, mật độ xây dựng 35% thành dịch vụ công cộng, nhà trẻ, nhà ở tầng cao 35 tầng, mật độ xây dựng 56% là điều chỉnh không tính toán sự đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vi phạm Điều 52 Luật Quy hoạch đô thị 2009.

Dự án chung cư Star City có địa chỉ tại 81 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội sai phạm trong việc điều chỉnh mật độ xây dựng lên đến 60,2%. Dự án này do Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Vneco làm chủ đầu tư. Kết luận Thanh tra nêu rõ, UBND Thành phố Hà Nội đã 2 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định pháp luật về quy hoạch (điều chỉnh chức năng ô đất từ công cộng của thành phố sang đất hỗn hợp dịch vụ thương mại kết hợp văn phòng và nhà ở chung cư; tăng tầng cao từ trung bình 18,5 tầng thành 16 tầng, thành 25 tầng, rồi thành 27 tầng; mật độ xây dựng thay đổi từ 53% thành 50,3%, tăng lên thành 50%, rồi thành 60,2% tăng thêm dân số gần 1.500 người.

Một số dự án sai phạm khác:

Dự án trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở để bán tại ô đất 3.7 - CC (tên thương mại Hà Nội Center Point) do Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội (Hacinco 2) làm chủ đầu tư, UBND thành phố Hà Nội 1 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định, đã điều chỉnh từ đất công cộng thành phố thành nhà ở cho thuê, thành nhà ở rồi thành hỗn hợp (văn phòng, dịch vụ và nhà cho thuê), mật độ xây dựng từ 26% thành 52%, tầng cao từ 15 tầng thành 32 tầng, làm tăng thêm dân số khoảng 1.060 người.

Dự án tổ hợp dịch vụ thương mại, văn phòng và nhà ở tại ô đất 4.5-NO (tên thương mại The Golden Palm) do Công ty CP Phát triển đầu tư Hà Nội – Sunrise (HDIS) là chủ đầu tư, UBND thành phố 2 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh sai quy định, đã điều chỉnh từ đất ở thành dịch vụ, thương mại văn phòng và nhà ở, mật độ xây dựng từ 51,7% thành khối đế 64,3%, khối tháp 47,3%, tầng cao trung bình 7,8 tầng thành 9-23-25 tầng, 25 tầng thành 27 tầng làm tăng thêm dân số gần 1.000 người.

Dự án công trình trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê số 19 đường Lê Văn Lương do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Đầu tư Sao Mai làm chủ đầu tư, UBND thành phố 2 lần điều chỉnh sai quy định, điều chỉnh từ đất ở thành trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê, tầng cao từ trung bình 7-9 tầng thành 16 tầng, mật độ xây dựng từ 55% thành 34,4% rồi thành 46,5%.

Dự án trụ sở Tổng Công ty HUD kết hợp văn phòng cho thuê (tên thương mại Hud Tower) do Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, thành phố điều chỉnh 1 lần, Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh 1 lần sai quy định, đã điều chỉnh chức năng từ đất ở thành văn phòng, khách sạn, thương mại rồi thành tòa nhà văn phòng Hud Tower, làm tăng hệ số sử dụng đất từ 3,1 lần thành 10,92 lần, tầng cao tối đa từ 16 tầng thành 32 tầng.

Dự án HACC1 (tên thương mại Times Tower) của Công ty cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, UBND thành phố 2 lần điều chỉnh, Sở Quy hoạch - Kiến trúc 1 lần điều chỉnh quy hoạch sai quy định đã điều chỉnh tăng tầng cao từ trung bình 7,2 tầng thành 25 tầng, mật độ xây dựng từ 56,7% thành 59,5%, tăng thêm dân số gần 700 người.

Tại dự án khu hỗn hợp văn phòng cho thuê – nhà ở tại ô đất 3.10-NO (tên thương mại Handi Resco Lê Văn Lương) do liên danh Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico) và Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh dịch vụ nhà Hà Nội (HandiResco) là chủ đầu tư, UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh quy hoạch 3 lần; Sở Quy hoạch - Kiến trúc điều chỉnh 1 lần sai quy định. 4 lần điều chỉnh đã điều chỉnh từ đất ở thành văn phòng, thương mại (năm 2008), thành hỗn hợp văn phòng, nhà ở và nhà trẻ (năm 2012); 1 khối văn phòng lại thành tổ hợp văn phòng dịch vụ thương mại, nhà ở và nhà trẻ (năm 2017); đã làm tăng tầng cao trung bình từ 6,5 tầng lên 25 tầng khối văn phòng, 27 tầng khối nhà ở, phát sinh tăng dân số 754 người, diện tích sàn xây dựng tăng thêm hơn 10.790m2.

Đường Lê Văn Lương hiện trở thành điểm đen về ùn tắc giao thông, quá tải hạ tầng xã hội thuộc dạng bậc nhất của Hà Nội.