Hà Nội công bố quy định lại về học phí

Quang Minh
12:00 - 16/05/2023
Công dân & Khuyến học trên

Ngày 15/5, Hà Nội công bố dự thảo Nghị quyết về học phí năm học 2023-2024, học phí với học sinh vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng, áp dụng với mọi cấp học; vùng nông thôn 100.000-200.000 đồng, vùng dân tộc thiểu số 50.000-100.000 đồng.

Dừng chính sách hỗ trợ, học sinh Hà Nội có thể phải đóng học phí tăng gần gấp đôi

Dự thảo Nghị quyết về học phí năm học 2023-2024 của Hà Nội cho biết, mức học phí với học sinh vùng thành thị là 300.000 đồng/tháng, vùng nông thôn 100.000-200.000 đồng, vùng dân tộc thiểu số 50.000-100.000 đồng.

Như vậy, phụ huynh có con học mầm non và THCS ở nội thành Hà Nội khả năng phải đóng mức học phí từ 155.000 đồng tăng lên 300.000 đồng/tháng.

Cụ thể, học sinh THPT ở các xã miền núi đóng học phí 100.000 đồng một tháng, tăng hơn bốn lần so với mức cũ là 24.000 đồng. Cũng ở khu vực này, các bậc mầm non, THCS có mức đóng tăng khoảng hai lần, từ 19.000-24.000 đồng lên 50.000 đồng.

Ngoài ra, phụ huynh có con học mầm non và THCS ở nội thành sẽ phải đóng học phí gần gấp đôi, từ 155.000 đồng lên 300.000 đồng một tháng.

Quy định mức trần học phí dự kiến với các cấp học ở Hà Nội từ năm 2023-2024

Cũng trong ngày 15/5, Hà Nội cũng công bố dự thảo Nghị quyết về mức trần học phí với các trường công lập chất lượng cao năm học tới. Khung này không thay đổi so với năm ngoái.

Hà Nội công bố quy định lại về học phí - Ảnh 2.

Mức trần học phí dự kiến của các cấp học tại Hà Nội. Ảnh: IT.

Cả hai dự thảo nghị quyết đều quy định nếu học trực tuyến, các trường thu 75% mức học phí theo mức đã ban hành. Nếu học trực tiếp và trực tuyến trong cùng tháng, hình thức nào được áp dụng từ 14 ngày trở lên thì thu học phí theo hình thức đó. Tổng số tháng thu học phí trong năm không vượt quá 9.

Dựa vào mức trần và điều kiện của trường, của địa phương, các trường tự xây dựng mức học phí cụ thể. Hiện, Hà Nội có khoảng 20 trường chất lượng cao từ mầm non tới phổ thông. Những trường này có quy định riêng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sĩ số lớp 30-35 học sinh và phải tự đảm bảo chi thường xuyên (tiền lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất...).

Trước đó, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Thành phố đã chi ngân sách khoảng hơn 1.000 tỷ đồng để cấp bù phần chênh lệch và hỗ trợ 50% học phí trong 2 năm học giữa dịch COVID-19. Vì vậy, năm học 2022-2023, dù áp dụng mức học phí mới cao hơn, trên thực tế, số tiền thực đóng của phụ huynh không nhiều hơn năm học 2021-2022.

Tuy nhiên, đến nay, mức hỗ trợ ở này có thể sẽ chính thức khép lại, học phí thực tế sẽ cao hơn.