Dòng họ học tập tỉnh Thái Bình đóng góp vào phát triển xã hội

Bùi Trọng Trâm - Bùi Ngọc Sơn
06:30 - 25/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Dòng họ học tập thông qua công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của tỉnh Thái Bình để tạo nên phong trào học tập bền vững, phát huy truyền thống đất học, đất võ, đất văn, đất nghề truyền thống mãi mãi phát triển trong giai đoạn hiện nay.

Muốn làm công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đi vào chiều sâu cần tìm hiểu kỹ về dòng họ đặc biệt nghiên cứu kỹ sự học của từng gia đình, từng dòng họ. Dòng họ học tập của tỉnh Thái Bình - nơi có truyền thống học tập, khoa bảng nhiều đời đã có đóng góp to lớn và sự phát triển xã hội.

Kinh nghiệm xây dựng mô hình dòng họ học tập tại tỉnh Thái Bình

Dòng họ hình thành, phát triển đã sản sinh, tạo nên các giá trị về khuyến học, khuyến tài trong mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, cộng đồng đóng góp vào thành tựu chung của xóm, làng, thôn, vùng miền, quốc gia và nhân loại.

Vì thế, dòng họ khuyến học, dòng họ học tập cùng trường tồn theo thời gian năm, tháng; chứa đựng một nét đẹp của mỗi dân tộc và toàn bộ những giá trị kết tinh từ vật chất, tinh thần, văn hóa tâm linh.

Các cố kết cộng đồng, các thế hệ sẽ trao truyền, nhập thân. Sự giao tiếp, ứng xử ảnh hưởng từng cá nhân trong gia đình nên dòng họ hình thành vững chắc. Những quy ư­ớc, hương ước, lễ nghi, phả hệ... đ­ược thể hiện trong các mối quan hệ gắn bó nhiều chiều: giữa dòng họ với các dòng họ khác, với xóm, làng, thôn, xã, phường, với vùng miền, với quốc gia; giữa dòng họ với các gia đình và cá nhân thuộc dòng họ một cách bền chặt hơn.

Dù mức độ nào đó, dòng họ thư­ờng đư­ợc thể hiện tập trung, sinh động, trực tiếp trong các mối quan hệ của cá nhân và gia đình thuộc dòng họ đó.

Trong bối cảnh đa dạng của xã hội thì việc học của công dân, gia đình hiếu học, dòng họ, đơn vị, cộng đồng khuyến học ở các vùng miền trở thành những thực thể có diện mạo chung và riêng. Do đó, trong thực tiễn của sự phát triển kinh tế nảy sinh những nhu cầu mới về việc nghiên cứu thấu đáo những thực thể này nhằm xây dựng và phát triển nội dung khuyến học, khuyến tài một cách toàn diện, bền vững.

Từ nhu cầu việc học dần dần khẳng định vị thế riêng của khuyến học, khuyến tài quan trọng trong sự phát triển của cộng đồng và xã hội. Cho nên, dòng họ và dòng họ khuyến học hay mô hình dòng họ học tập là một trong những mắt xích không thể thiếu được với tiến trình đổi mới đất nước, quê hương.

Đóng góp của mô hình dòng họ học tập vào phát triển văn hóa - xã hội tỉnh Thái Bình  - Ảnh 2.

Vẻ đẹp của bãi biển Đồng Châu, Thái Bình. Ảnh: Đoàn Ngọc Anh

Vai trò cơ bản của dòng họ khuyến học hay dòng họ học tập

Dòng họ học tập cấu thành mối quan hệ với làng

Dòng họ khuyến học hay học tập là một trong hai bộ phận tạo nên hình thức quan hệ khăng khít, chặt chẽ trong họ - ngoài làng. Xét bên trong thì ngư­ời ta chú ý đến danh tiếng dòng họ, nhìn bên ngoài thì người ta chú trọng diện mạo làng, xóm, thôn.

Trong họ - ngoài làng còn thể hiện tính chất đồng nhất giữa dòng họ và làng, xóm, thôn, xã. Khi khai phá, tạo lập nơi ở, thuở ban đầu thì dòng họ và làng, xóm, thôn, xã gần nh­ư là một; mỗi làng, xóm, thôn, xã chỉ gồm một dòng họ (nhất họ nhất làng). Nguyên lý tập hợp người của dòng họ và làng, xóm, thôn, xã đều gần như là cùng huyết thống, cùng dòng họ.

Thế nhưng, sự đồng nhất này dần dần bị phá vỡ do sự phát triển và biến động xã hội, khi làng, xóm, thôn, xã trở thành nơi cộng cư­, cộng đồng dân cư của nhiều dòng họ. Dẫn đến, nguyên lý tập hợp ngư­ời cùng huyết thống đến một giai đoạn nào đó, bị nguyên lý tập hợp người cùng chỗ (cùng nơi cư­ trú, tức quan hệ láng giềng, làng, xóm, thôn) chi phối làm nhạt nhòa, như­ng quan hệ dòng họ không bao giờ mất đi. Từ đó, tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa dòng họ và làng, xóm, thôn, xã hình thành không tách biệt, đối lập mà gắn bó trong một cộng đồng, cộng cư­, cộng mệnh, cộng cảm đặc biệt.

Có thể nói, ở nông thôn x­ưa và nay, dòng họ luôn là một cơ cấu hòa quyện, gắn bó mật thiết, nh­ưng ẩn mình vào làng, xóm, thôn, xã. Dù thế nào đi nữa, dòng họ có vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng làng, xóm, thôn, xã; thuở ban đầu, nhất là khi làng, xóm, thôn, xã vốn chỉ có một dòng họ hoặc sau này, làng, xóm, thôn, xã ấy bị chi phối bởi một số dòng họ lớn.

Vai trò quan trọng của dòng họ (gia tộc) đối với từng cá nhân, từng gia đình thì thực tiễn ở nông thôn nước ta đã thể hiện rõ nét trong sự sẻ chia, đoàn kết, thống nhất. Thể hiện ở ngày giỗ tổ tiên, giỗ ngành, chi, phái (cành) tại nhà thờ họ, nhà thờ ngành chi phái (cành) đồng thời còn có những mối quan hệ khăng khít, vai trò thân thiện, gắn bện tình đời thường giữa những người cùng dòng họ, gia đình bên cạnh những người cùng ngõ, xóm.

Hương ước, lễ nghi dòng họ tạo thành văn minh làng xã

Hương ước dòng họ, lễ nghi của dòng họ là một trong những bộ phận quan trọng hình thành nền văn minh của làng, xóm, thôn, xã, vùng miền. Những nơi làng, xóm, thôn, xã và dòng họ đã trải qua quá trình tồn tại, phát triển trường tồn, nét đẹp của dòng họ làm nghề cha truyền con nối, học và truyền nghề cho nhiều thế hệ như nghề lương y gia truyền, nghề chạm trổ tinh hoa vàng, bạc… và có không ít dòng họ khoa bảng, dòng họ văn hiến.

Đây là những dòng họ đã sản sinh và trao truyền những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống tiêu biểu; gương mặt hiền tài tiêu biểu cho đất nước ta, vùng miền, địa phương, quê hương ở tất cả giai đoạn chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì thế, cần đánh giá đúng đắn vai trò của cá nhân học tập, truyền thống mô hình dòng họ học tập, khoa bảng trong việc hình thành văn hiến, văn hóa, giáo dục và đào tạo của Thái Bình, của nước ta.

Đóng góp của mô hình dòng họ học tập vào phát triển văn hóa - xã hội tỉnh Thái Bình  - Ảnh 3.

Thành phố Thái Bình ngày nay. Ảnh: Cục Thống kê tỉnh Thái Bình


Quan niệm dòng họ học tập là hệ thống mở

Quan niệm làng, xóm, thôn, xã - cộng đồng học tập cho rằng dòng họ khuyến học hay dòng họ học tập là một hệ thống mở. Từ dòng họ khuyến học hay học tập mở rộng ra phạm vi vùng, miền, quốc gia... trên cơ sở ý thức về cội nguồn chung. Phong tục thờ thành hoàng làng, tổ nghề, thờ tổ tiên, gia tiên không chỉ tồn tại trong từng cá nhân, gia đình mà còn mở ra dòng họ rồi mở tiếp ra phạm vi vùng, miền, quốc gia.

Cội nguồn là một ý thức, sợi chỉ xuyên suốt các bộ phận của hệ thống cấu trúc xã hội, trong giáo dục, từ cá nhân đến từng gia đình, dòng họ, làng, xóm, thôn, xã, vùng miền, quốc gia. Ý thức này tạo nên sự liên kết bền vững không chỉ trong phạm vi dòng họ mà còn ở phạm vi nhỏ hơn (cá nhân, gia đình) và lớn hơn (làng, xóm, thôn, xã, vùng miền, quốc gia) hình thành nguồn lực nội sinh trong đấu tranh dựng nư­ớc và giữ nước. Có thể coi là một đặc thù của dòng họ khuyến học, học tập, dòng họ văn hóa là điểm mạnh cầu nối giữa gia đình và xã hội.

Trong đời sống xã hội, nhất là xã hội đô thị đã và đang bộc lộ những mặt đư­ợc, chưa được nên việc mở rộng khung ứng xử gia đình - gia tộc - dòng họ vốn là thế mạnh ở nông thôn, ra phạm vi toàn xã hội cần được phát huy. Cái được là ngư­ời dân đư­ợc sống trong "không khí" gia đình, gia tộc, dòng họ, họ hàng quen thuộc, tạo nên tâm lý cố kết cộng đồng...

Như­ng mặt chưa được là những ứng xử kiểu "không khí" gia đình (bao hàm không ít những chỗ chưa được, như thói gia tr­ưởng, sự hành xử và làm việc tùy tiện, nhịp độ lao động chậm, thói ti tiện bè phái, cách xư­ng hô và ứng xử kiểu gia đình chủ nghĩa...) ấy không thực sự phù hợp với chuẩn mực ứng xử, nhịp điệu thông tin, nhịp độ lao động... của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, thời kỳ cách mạng 4.0.

Song, dù thế nào thì dòng họ học tập, ở tính mở rộng đặc thù của nó trong làng, xóm, thôn, xã, toàn xã hội cũng thể hiện sự đồng nhất về ý thức cội nguồn từ gia đình, dòng họ tới làng, xóm, thôn, xã, quốc gia. Do vậy, nên khẳng định rằng: lòng yêu gia đình, yêu dòng họ, yêu làng, xóm, thôn,… lòng yêu nước, ý chí quật cư­ờng, ý thức tự hào dân tộc... đều có nguồn gốc sâu xa từ tình yêu trong cá nhân học tập, gia đình học tập, dòng họ học tập, làng quê - cộng đồng học tập... dòng họ học tập đã góp phần vào việc nêu gương ở mỗi con ng­ười.

Đóng góp của mô hình dòng họ học tập vào phát triển văn hóa - xã hội tỉnh Thái Bình  - Ảnh 4.

Mở mang cơ sở vật chất phục vụ giáo dục được coi trọng tại tỉnh Thái Bình. Ảnh: Trường Đại học Thái Bình

Tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề được coi trọng

Vấn đề dòng họ và dòng họ học tập hiện nay bộc lộ một vấn đề xã hội đáng chú ý đó là tín ngư­ỡng thờ cúng tổ tiên, tổ nghề của từng dòng họ đ­ược chú trọng hơn, ý thức gốc rễ, nguồn cội đ­ược quan tâm, tinh thần cộng đồng dòng họ đư­ợc đề cao. Tín ngưỡng nói chung, tín ngưỡng trong dòng họ nói riêng thường đ­ược thể hiện đậm nét thông qua hoạt động tập thể, cộng đồng dòng họ hơn là qua hoạt động cá nhân.

Thờ cúng tổ tiên trong từng gia đình hạt nhân (giỗ cha mẹ, ông bà, cụ) gia đình nào cũng có, sinh hoạt dòng họ, dòng họ học tập có các tiêu chí cụ thể là sản phẩm mang đậm tính cộng đồng được nhà nước thể chế hóa bằng các quy định cụ thể cho cộng đồng huyết thống và những cộng đồng khác với quy mô lớn như: xóm, thôn, làng, vùng miền, quốc gia, trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, khuyến học, tâm linh...

Khi làng, xóm, thôn, xã có biến đổi sang đô thị, thậm chí cả ở những làng, xóm, thôn, xã đang đô thị hóa với tốc độ chóng mặt. Những nơi mà gia đình nhỏ tồn tại trong phạm vi hẹp và quan hệ láng giềng cũng mờ nhạt hơn thì xu h­ướng gia tăng hoạt động giỗ chạp, tế tổ, cúng tổ tiên với tần suất nhiều hơn (ngày Tết, mồng một, ngày rằm, các ngày lễ trong năm...) thực ra cũng là một hình thức thắt chặt quan hệ dòng họ, dòng họ học tập và nâng cao tính tập thể, tính cộng đồng, sự giúp đỡ của dòng họ học tập trong bối cảnh mới.

Quan niệm dòng họ học tập là thiết chế xã hội

Dòng họ và dòng họ học tập được quan niệm với t­ư cách một thiết chế xã hội, có quy định của cộng đồng, đồng thời là môi trư­ờng cơ sở quan trọng trong giáo dục nhân cách cho mỗi cá nhân trong gia đình, gia tộc, dòng tộc, họ mạc và trong làng, xóm, thôn, xã, vùng, miền và quốc gia. Dòng họ, gia tộc (gồm cả gia đình lớn và nhỏ) rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Gia đình, dòng họ vẫn là môi tr­ường đầu tiên, cái nôi đầu tiên cho sự nhập thân phát triển của mỗi cá nhân, mỗi công dân, cho sự trao truyền nhiều truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng từ đây. Ở dòng họ, cá nhân, công dân đ­ược sinh ra, sống, học tập, trau dồi ngôn ngữ, trí tuệ, khả năng ứng xử văn hóa, ý thức cội nguồn, bồi bổ nhân cách, hình thành thói quen lối sống gia phong, gia giáo, nền nếp,... trong cả một giai đoạn ban đầu từ tuổi nhỏ, vị thành niên, thành niên, đến lúc trư­ởng thành. Cần nhận rõ và đánh giá cao vai trò giáo dục hết sức quan trọng của gia đình, dòng họ học tập.

Các Dòng học học tập hiện nay ở Thái Bình

Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều dòng họ nhờ có học, sự học, sự giúp đỡ ngay trong dòng họ mà mỗi con người thành danh, nổi tiếng, tên tuổi được lưu truyền mãi mãi.

Ở Thái Bình có những dòng họ rất nổi tiếng: Dòng họ Lê (với Lê Quý Đôn), Dòng họ Nguyễn (với Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Tông Quai). Dòng họ Bùi (với Trinh Quốc công Bùi Quang Dũng, Bùi Sỹ Tiêm). Dòng họ Vũ (với Khởi tổ Hương Cống Vũ Công Tráng, Vũ Đình Cự). Dòng họ Nguyễn Mậu Kiến xã Vũ Trung Kiến Xương nổi tiếng về yêu nước và hiếu học. Dòng họ Đỗ xã An Bài Quỳnh Phụ nổi tiếng về khoa bảng 5 đời liên tiếp có 7 đại khoa. Dòng họ Quách xã Thái phúc Thái Thụy, anh đỗ Thám Hoa, em đỗ Hoàng Giáp. Dòng họ Tô xã Đông Hoàng Đông Hưng hiện có phong trào khuyến học rất sớm.

Một số dòng họ tiêu biểu, ngoài việc hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó, khen thưởng học sinh, sinh viên có thành tích cao trong học tập, người làm nghề nông giỏi, người công nhân lành nghề, còn có hình thức tổ chức tôn vinh những con em thành đạt tiêu biểu, tự học thành tài, nhà khoa học dưới hình thức "Vinh quy bái tổ" tại từ đường dòng họ đại tôn.

Tiêu biểu, Họ Đặng Thái Bình, họ Đặng xã Đông Xuân còn có "sớ khuyến học" khấn tổ tiên và giáo dục con cháu trong dòng họ. Khoảng trên 60% số dòng họ khuyến học đã tích cực hưởng ứng thực hiện mô hình "Công dân học tập", "Gia đình học tập" và vận động người lớn trong dòng họ tham gia học tập tại Trung tâm học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn.

Phong trào xây dựng dòng họ khuyến học, dòng họ học tập của Thái Bình những năm qua đã xuất hiện nhiều dòng họ hiếu học, dòng họ học tập rất tiêu biểu như: họ Dương, họ Đỗ, họ Trần, họ Ngô, họ Nguyễn, họ Phạm, họ Vũ (Thái Bình); họ Hoàng Sỹ, họ Nguyễn Khắc (Hưng Hà); họ Lại, họ Quách (Đông Hưng), họ Vũ Khắc, Trịnh Công (Quỳnh Phụ), họ Lê Đình (Thái Thụy), họ Nguyễn Công, Vũ Đại Tôn (Kiến Xương), họ Đỗ Cả, họ Phạm (Vũ Thư), họ Đặng, họ Ngô (Tiền Hải), họ Nguyễn Trung (thành phố), họ Trần (xã An Lễ, xã Bình Nguyên, xã Thái Giang).

Thực hiện phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng từ trước đến năm 2016 thì phong trào Dòng họ khuyến học được đổi thành mô hình Dòng học học tập. Đây là sự kế tiếp nhau trong quá trình phát triển của nước ta.

Dòng họ học tập đều có nơi thờ cúng chung, ban khuyến học, có quy ước về khuyến học, khuyến tài; có chương trình hoạt động, có chỉ tiêu phấn đấu hằng năm; nhiều dòng họ đã bổ sung vào phả tộc, hương ước, quy ước những điều về khuyến học, khuyến tài; nhân ngày giỗ tổ, ngày thanh minh, ngày Tết Nguyên đán nhằm giáo dục truyền thống dòng họ với nhiều nội dung hoạt động phong phú. Mỗi dòng họ đều có cách xây dựng quỹ khuyến học bằng sự đóng góp của gia đình và vận động con em đã thành đạt ở xa quê tham gia góp quỹ. Rất nhiều dòng họ đều có quỹ huy động hàng trăm triệu, thậm chí có cả tỉ đồng.

Khi phát động phong trào "Dòng họ khuyến học", mô hình "Dòng họ học tập" đã khơi dậy được truyền thống hiếu học, tự học của từng cá nhân, gia đình, dòng họ từ nhiều đời lấy tính huyết thống, nền nếp học hành để giáo dục ý thức tự học, phát huy truyền thống hiếu học và khoa bảng của dòng họ, nhằm tôn vinh dòng họ của mình.

Dòng họ nào cũng coi trọng sự học, tự học, tự nghiên cứu luôn luôn mong muốn con cháu chắt chít được học hành đầy đủ và có nhiều người thành đạt, thành tài, từ đó tạo được sự đồng thuận cao của các thành viên trong dòng họ, đặc biệt là việc vận động xây dựng quỹ khuyến học dòng họ.

Dòng họ nào có phong trào khuyến học tốt thì đã góp phần cho việc học tập suốt đời, học thường xuyên, cần gì học nấy, xây dựng xã hội học tập có nhiều kết quả.

Phong trào dòng họ khuyến học, dòng họ học tập trong toàn tỉnh Thái Bình phát triển nhanh, mạnh: Năm 2005 toàn tỉnh có 1.186 dòng họ khuyến học; năm 2009 đã có 2.317 dòng họ khuyến học (tăng 2 lần), bằng 38% số dòng họ; năm 2014 đã có 3.795 dòng họ khuyến học (tăng trên 3 lần) và bằng 58.8% số dòng họ trong toàn tỉnh; năm 2019 có 4.075 dòng họ học tập, bằng 67,5% số dòng họ (theo tiêu chí của Quyết định 281/QĐ-TTg); năm 2022 dòng họ học tập đạt 4.420/7.485 dòng họ, tỉ lệ 59,1% (theo tiêu chí của Quyết định 387/QĐ-TTg). Để đạt kết quả trong giai đoạn đổi mới của đất nước từ năm 2023 đến năm 2030 mỗi dòng họ của tỉnh Thái Bình cần tập trung thực hiện các tiêu chí và chỉ số đánh giá mô hình "Dòng họ học tập".

Kết quả học tập của dòng họ có các chỉ số đánh giá: 80% số gia đình trong dòng họ đạt danh hiệu "Gia đình học tập"; Trẻ khuyết tật cũng được học tập (trừ trường hợp ốm đau, bệnh tật quá nặng hoặc không có khả năng học tập); 90% đoàn viên, thanh niên trong dòng họ theo học các khóa ngắn hạn để có kỹ năng sử dụng các thiết bị điện tử phục vụ cho công việc. 100% người trong độ tuổi từ 16-60 đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 trở lên theo quy định. 40% người lớn trong dòng họ đạt danh hiệu "Công dân học tập".

Điều kiện học tập của dòng họ có các chỉ số đánh giá: Dòng họ có nhiều hình thức động viên, khen thưởng kịp thời đối với những thành viên có tinh thần tự học và tham gia học tập thường xuyên, giúp đỡ các gia đình khó khăn, bảo đảm con em trong dòng họ đều được đi học và đạt yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quỹ Khuyến học của dòng họ đạt mức tối thiểu từ 32.000 - 35.000 đồng/đầu người và ngày càng tăng. Tác dụng của học tập đối với dòng họ có các chỉ số đánh giá: Trong dòng họ không có hộ nghèo, các gia đình trong dòng họ đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Mọi người trong độ tuổi lao động đều có nghề hoặc việc làm ổn định.

Dòng họ tích cực tham gia các phong trào: xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phát triển văn hóa đọc, học tập suốt đời trong trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa, thư viện... và các phong trào khác liên quan của địa phương.

Một số giải pháp để phát triển mô hình "Dòng họ học tập" ở Thái Bình

Mỗi cá nhân của từng dòng họ hiểu rõ về mục đích, nội dung phương thức học tập suốt đời. Học để làm ngay, học để nâng cao chất lượng cuộc sống nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Hướng dẫn tới các thành viên trong dòng họ hiểu tiêu chí và chỉ số về "Công dân học tập", "Gia đình học tập" và "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" để có ý thức phấn đấu chỉ tiêu cụ thể vươn lên trong từng năm.

Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành viên trong dòng họ phát huy truyền thống văn hoá, truyền thống hiếu học, tự học, tự làm giàu và truyền thống khoa bảng cho các thành viên trong dòng họ (kể cả trẻ em và người lớn) tham gia học tập thường xuyên, phấn đấu đạt danh hiệu "Dòng họ học tập".

Xây dựng, củng cố, kiện toàn ban khuyến học dòng họ, quan niệm về dòng họ hết sức mở, mềm dẻo, linh hoạt, vừa vi mô, vừa có vĩ mô; tổ chức hoạt động theo quy định, đúng quy ước, hương ước, pháp luật; dòng họ hoạt động theo nhiều cấp như: dòng họ từ thủy tổ, tổng đại tôn, đại tôn, ngành, chi, phái (cành)… dòng họ thuộc làng, xóm, thôn, xã có từ đường - nơi sinh hoạt chung của dòng họ, thành lập ban khuyến học trực thuộc chi hội khuyến học thôn, tổ dân phố hoặc Hội khuyến học xã, phường, thị trấn tùy theo phạm vi và quy mô của dòng họ.

Ban khuyến học dòng họ có trưởng ban, cơ cấu từ 3 - 5 người là thành viên (tùy theo dòng họ lớn hay nhỏ), nên cử người có trí tuệ, tâm huyết, tín nhiệm, thực tiễn và thời gian tham gia; phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người theo dõi việc học tập của trẻ em, học tập của người lớn, xóa hộ nghèo, xây dựng mô hình "Công dân học tập", "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập"; xây dựng và phát triển quỹ khuyến học dòng họ để đáp ứng yêu cầu của việc học tập thường xuyên và giữ vững danh hiệu "Dòng họ học tập" khi đã đạt được, từng bước phấn đấu tiêu chí cao hơn.

Cội rễ, gốc gác là sự gắn kết, tiếp nối của bao thế hệ. Những bộ gia phả, từ đường họ, nhà thờ họ là điểm tựa tinh thần của quá khứ đến hiện tại theo hệ thống huyết mạch trên dưới rõ ràng. Điều này khiến cho muôn đời con cháu qua các thế hệ giữ gìn vun đắp thông qua dòng họ và mô hình "Dòng họ học tập" góp phần vào việc phát triển văn hóa xã hội của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 - 2030.