Động đất mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ: Mỗi năm có ít hơn 5 trận xảy ra ở bất cứ đâu trên thế giới

N.Cường
14:09 - 07/02/2023
Công dân & Khuyến học trên

Trận động đất ngày 6/2 được xem là trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1939. Các trận động đất có cường độ như thế này rất hiếm khi xảy ra, trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới.

Trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ

Khoảng 4 giờ sáng ngày 6/2 (giờ địa phương), trận động đất có độ lớn 7,8 độ richter đã làm rung chuyển và làm sập nhiều tòa nhà ở miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ và miền Tây Bắc Syria.

Đây được xem là một trong những trận động đất mạnh nhất tấn công khu vực này trong một thế kỷ qua, gây chấn động đến tận Liban và Israel.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS): Tâm chấn của trận động đất mạnh 7,8 độ richter cách Nurdagi, tỉnh Gaziantep của Thổ Nhĩ Kỳ 23km về phía đông, ở độ sâu 24,1km.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 1.

Một người đàn ông tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy sau trận động đất ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. Ảnh: AP

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 2.

Người đàn ông ôm thi thể nạn nhân trận động đất ở làng Besnia gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tỉnh Idlib, Syria, ngày 6/2/2023. Ảnh: AP

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 3.

Một phụ nữ trẻ dọn dẹp các mảnh vỡ từ một tòa nhà bị phá hủy khi tìm kiếm những người cùng đội cấp cứu ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. Ảnh: AP

Hàng loạt dư chấn đã xuất hiện trong suốt cả ngày 6/2. Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết, trận động đất lớn nhất có cường độ 7,5 độ richter đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ sau khoảng 9 giờ kể từ khi xảy ra trận động đất ban đầu.

Hàng loạt các tòa nhà, dãy nhà bị sập trong khi những người sống sót ở Thổ Nhĩ Kỳ đang co ro trong cái lạnh cóng của thời tiết, chờ đợi sự giúp đỡ từ lực lượng cứu hộ.

Một loạt các quốc gia đã gửi nhân viên cứu hộ đến các khu vực bị ảnh hưởng để tham gia tìm kiếm và giải thoát những người dân hiện vẫn còn bị mắc kẹt trong các đống đổ nát. Ảnh hưởng của thời tiết lạnh và ẩm đang gây khó khăn cho công tác cứu hộ.

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 4.

Người dân tập trung tại một nơi trú ẩn ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. Trận động đất mạnh đã làm sập nhiều tòa nhà ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria làm hàng nghìn người chết và hàng chục nghìn người bị thương. Ảnh: AP

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 5.

Người dân và các đội cứu hộ khẩn cấp tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. Ảnh: AP

Trận động đất có cường độ như vậy rất hiếm khi xảy ra

Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho biết: Trận động đất ngày 6/2 được xem là trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1939, khi một trận động đất có cường độ tương tự đã giết chết 30.000 người. Các trận động đất có cường độ như thế này rất hiếm khi xảy ra, trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới. 7 trận động đất có cường độ 7 độ richter trở lên đã tấn công Thổ Nhĩ Kỳ trong 25 năm qua – nhưng trận động đất ngày 6/2 là trận mạnh nhất.

Theo các nhà khí tượng học của CNN, một cơn bão mùa đông trong khu vực đang làm trầm trọng thêm thảm họa.

"Hàng trăm ngàn người bị ảnh hưởng bởi điều này. Trời lạnh, mưa. Đường sá có thể bị ảnh hưởng. Điều đó có nghĩa là thức ăn, sinh kế của người dân, việc chăm sóc con cái, gia đình đều bị ảnh hưởng", nhà khí tượng học Karen Maginnis của CNN cho biết.

Trận động đất ngày 6/2 được xem là trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ kể từ năm 1939, khi một trận động đất có cường độ tương tự đã giết chết 30.000 người. Các trận động đất có cường độ như thế này rất hiếm khi xảy ra.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ
Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 7.

Lực lượng cứu hộ khẩn trương tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. Ảnh: AP

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Mỗi năm có ít hơn 5 trận xảy ra ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 8.

Hình ảnh một người phụ nữ đứng gần tòa nhà bị sập sau trận động đất ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2/2023. Ảnh: Reuters

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Mỗi năm có ít hơn 5 trận xảy ra ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 9.

Người đàn ông đứng lặng trong lúc tìm nơi trú ẩn khi công việc tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất vẫn tiếp tục, ở Osmaniye, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. Ảnh: Reuters

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ: Trung bình có ít hơn 5 trận xảy ra mỗi năm ở bất cứ đâu trên thế giới - Ảnh 8.

Các đội cứu hộ khẩn trương tìm kiếm nạn nhân trong đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 6/2/2023. Ảnh: AP

Thổ Nhĩ Kỳ đã ban bố tình trạng báo động cấp 4 yêu cầu hỗ trợ quốc tế trong thảm họa này. Văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết nhà lãnh đạo này đã có cuộc điện đàm với thống đốc của 8 tỉnh bị ảnh hưởng bởi trận động đất ngày 6/2 để thu thập thông tin về tình hình và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ.

Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biên dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

Động đất xảy ra hằng ngày trên trái đất, nhưng hầu hết không đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây tử vong bằng nhiều cách.

Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi là dư chấn.

Năng lực của động đất được trải dài trong một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi là chấn tâm.

Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.

(Tổng cục Phòng, chống thiên tai)

Nguồn: CNN, AP News, Reuters, VNDMA