Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người làm có vi phạm pháp luật?
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An vừa ra quyết định xử phạt công ty Công ty Cổ phần 412 số tiền 165 triệu do chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, doanh nghiệp chịu phạt!
Ngày 15/11, thông tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cho biết đã ra quyết định xử phạt công ty Công ty Cổ phần 412 (Địa chỉ: 29 Quang Trung, Vinh, Nghệ An) với số tiền 165 triệu đồng do chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Cụ thể, Công ty Cổ phần 412 chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho 52 lao động tính đến ngày 30/9/2024. Với hành vi này, Công ty bị phạt tiền với mức phạt 150 triệu đồng.
Với lỗi vi phạm này, Công ty phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng với số tiền hơn 820 triệu đồng; nộp khoản lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.
52 người lao động bị chậm đóng bảo hiểm y tế, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần 412 chậm đóng bảo hiểm y tế cho 52 lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế tính đến ngày 30/9/2024. Với hành vi trên, Công ty bị phạt tiền với mức phạt là 15 triệu đồng.
Như vậy, tổng số tiền phạt Công ty phải nộp là 165 triệu đồng và phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần 412 phải nộp đủ số tiền phạt vào Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ An. Nếu công ty không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An cũng đã xử phạt Công ty Cổ phần Sơn Nam do đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm với số tiền gần 67 triệu đồng.
Tìm hiểu thêm về các hành vi chậm/trốn đóng bảo hiểm xã hội
Theo tìm hiểu pháp luật, việc chậm đóng bảo hiểm xã hội được hiểu là việc người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không đúng thời hạn quy định nhưng vẫn thực hiện đóng bảo hiểm đầy đủ.
Hiện nay, luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 đã bổ sung nhiều quy định tăng cường chế tài xử lý hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội. Riêng hành vi trốn đóng còn có biện pháp mạnh là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, cần phân biệt rõ việc chậm đóng bảo hiểm và trốn đóng bảo hiểm là hai hành vi khác nhau.
Hình thức xử phạt đối với hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) quy định cụ thể biện pháp xử lý đối với hành vi chậm đóng, và trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Đó là, bắt buộc đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội chậm đóng, trốn đóng; nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng, trốn đóng, và số ngày chậm đóng, trốn đóng.
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; không xem xét trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Riêng đối với hành vi trốn đóng, còn có biện pháp mạnh là truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi của người lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không đầy đủ, không kịp thời, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Ngoài ra, Luật quy định cơ quan bảo hiểm xã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việc người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Cơ quan bảo hiểm xã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lý theo thẩm quyền.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google