Điện Biên đấu tranh với tội phạm mua bán người: Hiệu quả nhờ cách làm đúng
Quyết liệt, triệt để, lấy phòng ngừa làm trọng là phương châm chỉ đạo của Công an tỉnh Điện Biên trên trận tuyến đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm. đặc biệt là trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người.
Tỉnh Điện Biên có địa hình phức tạp, đường biên giới dài hơn 455km, tiếp giáp với hai nước Lào và Trung Quốc, có nhiều đường mòn, lối mở. Trình độ dân trí không đồng đều, tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn. Các vùng hẻo lánh trên địa bàn các huyện giáp biên từ lâu được các đối tượng phạm tội mua bán người lựa chọn để lừa mị nhân dân và làm điểm trung chuyển nạn nhân qua bên kia biên giới.
Nạn mua bán người đã có lúc trở nên nhức nhối ở tỉnh biên giới Điện Biên. Từ tháng 10 năm 2014 đến hết tháng 5 năm 2017, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra các vụ án mua bán người, lực lượng chức năng đã điều tra 36 vụ, bắt giữ 70 bị cáo với 64 nạn nhân bị mua bán. Trong đó, đã đưa ra xét xử 33 vụ với 57 bị cáo, 59 nạn nhân.
Từ năm 2019 đến hết tháng 6/2022, trên địa bàn tỉnh phát hiện, khởi tố 4 vụ, bắt 5 đối tượng, làm rõ 5 nạn nhân bị lừa.
Thủ đoạn của tội phạm mua bán người
Đối tượng phạm tội lợi dụng chính sách mở, thông thoáng trong thủ tục xuất nhập cảnh để tổ chức thành những đường dây đưa người ra nước ngoài dưới dạng du lịch, thăm thân, lao động trái phép, sau đó thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú cho nạn nhân.
Nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em gái độ tuổi từ 15-28, trình độ dân trí thấp, nhận thức xã hội và hiểu biết pháp luật hạn chế, người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, một số muốn có việc làm thu nhập cao, muốn lấy chồng nước ngoài… nên dễ bị các đối tượng dụ dỗ, lừa gạt hoặc đe dọa, khống chế. Một số nam thanh niên có nhu cầu cao về việc làm, chúng dụ dỗ, cho ứng trước tiền lương sau đó lừa bán qua biên giới.
Đối với nữ thanh niên người dân tộc vùng biên hạn chế về trình độ nhận thức, không có công ăn việc làm, bọn chúng sẽ sử dụng các thiết bị điện tử liên lạc, hẹn hò, giả vờ yêu đương, rủ đi chơi hoặc sang Trung Quốc lấy chồng sau đó lừa bán cho đối tượng người Trung Quốc lấy làm vợ…
Sùng A Vảng (hộ khẩu thường trú tại Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) đã nhẫn tâm lừa bán người yêu qua bên kia biên giới để nhận được 200 Nhân dân tệ.
Tại cơ quan Công an, Sùng A Vảng khai nhận: Trong quá trình đi làm thuê, Vảng có quen một người đàn ông tên Giảng, dân tộc Mông ở Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc. Người này thỏa thuận với Vảng về Việt Nam tìm phụ nữ mang sang Trung Quốc bán, mỗi người phụ nữ được đưa sang, Giàng sẽ trả cho Vảng 2.000 Nhân dân tệ. Tin lời Giàng, Vảng đã trở lại Việt Nam và dùng thủ đoạn lừa gạt bạn gái là Giàng Thị D (sinh năm 1990, ở xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) bán sang Trung Quốc.Tại cơ quan Công an, Sùng A Vảng khai nhận: Trong quá trình đi làm thuê, Vảng có quen một người đàn ông tên Giảng, dân tộc Mông ở Hà Khẩu, Vân Nam, Trung Quốc. Người này thỏa thuận với Vảng về Việt Nam tìm phụ nữ mang sang Trung Quốc bán, mỗi người phụ nữ được đưa sang, Giàng sẽ trả cho Vảng 2.000 Nhân dân tệ. Tin lời Giàng, Vảng đã trở lại Việt Nam và dùng thủ đoạn lừa gạt bạn gái là Giàng Thị D (sinh năm 1990, ở xã Ta Ma, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) bán sang Trung Quốc.
D đã được lực lượng Công an hai nước Việt Nam - Trung Quốc giải cứu thành công, đưa trở về Việt Nam. D đã làm đơn tố cáo đối tượng Sùng A Vảng với cơ quan Công an.
Quyết liệt, triệt để, lấy phòng ngừa làm trọng đấu tranh với tội phạm mua bán người
Đấu tranh phòng, chống mua bán người là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp. Tội phạm mua bán người có tỉ lệ ẩn rất cao, các đường dây tội phạm hoạt động có tổ chức rất chặt chẽ, đối tượng cầm đầu thường ở sâu trong nội địa hoặc ở nước ngoài, chủ yếu dùng điện thoại, Facebook, Zalo ảo để chỉ đạo, điều hành đường dây. Trong khi đó, đa số nạn nhân không dám khai báo, tố giác tội phạm do sợ bị trả thù, mặc cảm, tự ti, sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đình và tương lai của bản thân.
Để ngặn chặn và đẩy lùi tội phạm mua bán người, Công an tỉnh Điện Biên đã xác định và thực hiện đúng phương châm "lấy phòng ngừa làm trọng". Phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn, trong đó chú trọng việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tội phạm mua bán người;
Tập trung tuyên truyền sâu rộng đến những đối tượng có nguy cơ cao, những nơi sử dụng nhiều lao động nữ, có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài, các em gái chưa ngoan, có hoàn cảnh đặc biệt… không để họ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người.
Cong an tỉnh chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, nắm chắc tình hình, nhất là tại các tuyến, địa bàn trọng điểm về mua bán người; rà soát, thống kê các đầu mối, đường dây nghi vấn hoạt động buôn bán người để tập trung xác minh, thu thập tài liệu, xác lập chuyên án đấu tranh triệt phá.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng trong công tác tuần tra, kiểm soát, trao đổi thông tin về đường dây, các đầu mối nghi vấn, băng, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nạn nhân bị mua bán để kết hợp những tài liệu, chứng cứ thu thập được, xác lập chuyên án, đấu tranh truy bắt các đối tượng và giải cứu nạn nhân bị mua bán.
Tiếp tục phối hợp xây dựng, duy trì và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng, chống tội phạm nói chung, phòng chống mua bán người nói riêng gắn với phát động mạnh mẽ phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Hỗ trợ tạo công ăn việc làm và hướng cho nạn nhân bị lừa bán nhanh chóng được hòa nhập, thích nghi với cộng đồng thông qua việc tham gia hoạt động phong trào của các tổ chức đoàn thể tại địa phương…
Cuộc sống mới đã dần hồi sinh và khi nhận thức được nâng lên, người dân sẽ yên tâm xây dựng bản làng giàu đẹp, hạn chế thấp nhất tình trạng bị bán qua biên giới. Từ tháng 6/2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên không có thêm một vụ mua bán người là minh chứng rõ nét nhất cho quan điểm và hướng đi đúng đắn này của Công an tỉnh Điện Biên.
Mua bán người là loại tội phạm không mới, nhưng đang có xu hướng gia tăng trong những năm đầu thế kỷ XXI, khi mà tình hình chính trị thế giới ngày càng trở nên bất ổn. Nhiều quốc gia xung đột quyền lợi.
Những mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp. Những cuộc di dân khổng lồ vì đói nghèo, chiến tranh… là những nguyên nhân dẫn đến nạn buôn bán người ngày càng trắng trợn, với những thủ đoạn tinh vi, vô nhân tính.
Bên cạnh đó, với sự phát triển của y học, công nghệ ghép tạng ngày càng đạt tới trình độ cao, hình thành một thị trường mua bán nội tạng âm thầm nhưng không kém phần sôi động. Thế giới đã phát hiện nhiều đường dây buôn bán nội tạng người xuyên quốc gia.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google