Công dân khuyến học

Đề Ngữ văn: Sống theo sở thích hay phụng sự xã hội

Đề Ngữ văn: Sống theo sở thích hay phụng sự xã hội

Ly Hương

Ly Hương

08:18 - 25/02/2025
Công dân & Khuyến học trên

Câu nghị luận xã hội đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn 12 của một trường trung học phổ thông yêu cầu học sinh viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề, hiện nay nhiều người chọn sống theo sở thích tuy nhiên cũng không ít người lại chọn sống để phụng sự xã hội.

Đề Ngữ văn: Sống theo sở thích hay phụng sự xã hội - Ảnh 1.

Gợi ý đáp án đọc hiểu

Câu 1. Vấn đề nghị luận: Giá trị của mỗi con người.

Câu 2. Lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác là: Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

Câu 3. Biện pháp tu từ điệp cấu trúc: "Nếu tất cả đều là… thì ai sẽ là…". (Học sinh có thể trả lời liệt kê: doanh nhân, bác sĩ, người dọn vệ sinh,…). Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng hiệu quả diễn đạt. Nhấn mạnh giá trị của mỗi nghề nghiệp. Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng giá trị mà mỗi con người tạo ra cho cuộc đời. Tạo nhịp điệu, liên kết câu.

Câu 4. Thái độ của tác giả: Khẳng định và ghi nhận giá trị của mỗi con người; khuyên mọi người không nên mặc cảm, tự ti trước hiện thực; trân trọng đóng góp của mọi ngành nghề đối với xã hội; khuyến khích mọi người vươn lên.

Câu 5. Hãy vươn lên từng ngày, hãy tự hào về giá trị của bản thân. Vì khi chúng ta làm được như trên, chúng ta sẽ trở nên tự tin, sẽ trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, xã hội sẽ trở nên văn minh - phát triển hơn.

Đáp án phần viết

Câu 1. Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ tình yêu quê hương của tác giả. Có thể theo hướng sau:

Về nội dung:

Tình yêu quê hương hiện lên qua cảm nhận đầy mới mẻ của tác giả về quá khứ và hiện tại.

Tình yêu quê hương xưa là một tình yêu trong sáng, hồn nhiên gắn với thiên nhiên tươi đẹp và những kỉ niệm thời thơ ấu.

Tình yêu quê hương ngày nay gắn với cảm xúc trầm buồn và sự trân trọng những những hi sinh, mất mát để bảo vệ tổ quốc.

Về nghệ thuật: Thể thơ tự do, thủ pháp đối lập, biện pháp liệt kê:

Đánh giá: Tình yêu quê hương trong đoạn trích đã có sự chuyển hóa từ tình riêng thành tình chung, từ tình yêu đôi lứa thành tình yêu tổ quốc qua những ngôn từ, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi.

Câu 2. Suy nghĩ về vấn đề: Hiện nay, nhiều người chọn sống theo sở thích tuy nhiên cũng không ít người lại chọn sống để phụng sự xã hội.

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sống theo sở thích và sống để phụng sự xã hội.

Thân bài:

Giải thích: Sống theo sở thích cá nhân là một xu hướng phổ biến của giới trẻ, cách sống đó cho phép chúng ta tự do thể hiện cá tính, thể hiện bản thân. Sống để phụng sự xã hội là lối sống biết cống hiến, biết quan tâm đến lợi ích cộng đồng.

Bàn luận:

Sống theo sở thích tạo ra những giá trị độc đáo cho xã hội, khai thác và phát huy được bản ngã cá nhân. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng sở thích cá nhân mà quên đi trách nhiệm với xã hội sẽ khiến bản thân trở nên ích kỉ, vô cảm, thiếu gắn kết. Một xã hội chỉ toàn những người sống theo sở thích cá nhân sẽ thiếu đi tính cộng đồng, khó phát triển.

Sống phụng sự xã hội thể hiện tinh thần tương thân, tương ái quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Điều này không chỉ giúp họ phát triển bản thân, tạo ra những giá trị tích cực cho xã hội mà còn giúp cuộc sống của họ trở nên ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào việc sống phụng sự xã hội có thể khiến bản thân bị áp lực.

Chúng ta vừa có thể sống theo sở thích, đam mê cá nhân vừa dùng sở thích, đam mê đó để phụng sự xã hội. Sự kết hợp này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Giải pháp để hài hòa giữa 2 cách sống: người trẻ cần học cách cân bằng giữa việc sống theo sở thích và sống để phụng sự xã hội, sớm có định hướng về tương lai.

Bài học, liên hệ: Học sinh tự đưa ra liên hệ phù hợp với bản thân, đạo đức và pháp luật.

Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Bình luận của bạn

Bình luận

icon icon