Đề Ngữ văn 12: Viết văn bản nghị luận so sánh đánh giá hình tượng ẩn sĩ qua 2 bài thơ "Nhàn" và "Thu vịnh"

Ly Hương
17:17 - 19/11/2024
Công dân & Khuyến học trên

Đề tập huấn Ngữ văn tham khảo yêu cầu viết bài luận so sánh đánh giá hình tượng ẩn sĩ qua hai tác phẩm thơ: “Nhàn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm) và “Thu vịnh” (Nguyễn Khuyến)

Đề Ngữ văn 12: Đọc hiểu văn bản nghị luận và so sánh hai tác phẩm thơ - Ảnh 4.

Đề Ngữ văn 12: Đọc hiểu văn bản nghị luận và so sánh hai tác phẩm thơ - Ảnh 3.

Đề Ngữ văn 12: Đọc hiểu văn bản nghị luận và so sánh hai tác phẩm thơ - Ảnh 1.

Đề Ngữ văn 12: Đọc hiểu văn bản nghị luận và so sánh hai tác phẩm thơ - Ảnh 2.

Đáp án tham khảo

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Câu văn sử dụng thao tác giải thích: "Tự trọng" nghĩa là biết coi trọng mình, nhưng không phải theo nghĩa vị kỷ (chỉ biết đến danh lợi của bản thân mình) mà là coi trọng phẩm giá / đạo đức của mình.

Câu 2. Lí do khiến người tự trọng ít khi làm việc xấu, việc sai là vì họ sợ hãi việc phải tự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống nguyên tắc sống mà mình theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình.

Câu 3. Quan điểm "Chính vì được dẫn dắt bởi nội tại của bản thân hơn là bị chi phối từ bên ngoài, người tự trọng thường rất tự do và tự trị khi hành động" đã được tác giả chứng minh qua hệ thống lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục, bằng chứng xác đáng:

Lí lẽ: Giải thích khái niệm "tự trọng": là coi trọng phẩm giá/ đạo đức của mình. Phân tích, bàn luận về biểu hiện của người tự trọng:

Điều đáng sợ nhất đối với một người tự trọng là sự giày vò bản thân khi làm những chuyện đi ngược lại lương tri của chính mình, phản bội lại lẽ sống, giá trị sống nguyên tắc sống mà mình theo đuổi; Niềm hạnh phúc lớn nhất với họ là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi.

Bằng chứng: đặt ra tình huống quen thuộc, gần gũi về lòng tự trọng của một anh nhân viên tại công sở.

Câu 4. Câu văn sử dụng những kết hợp từ đặc biệt như "tòa án lương tâm", "tòa án dư luận". Tác dụng: Khơi gợi liên tưởng sinh động, phong phú cho người đọc về những khái niệm trừu tượng:

"Tòa án lương tâm": những chuẩn mực đạo đức bên trong mỗi con người khiến họ có sự tự thức tỉnh về lương tri trước sai lầm, cảm giác tự ăn năn, day dứt khi gây ra những tội lỗi. "Tòa án dư luận": sự bình luận, phán xét của xã hội về sai lầm, tội lỗi của con người.

Tạo nên cách biểu đạt mới mẻ, thú vị cho bài viết.

Câu 5. Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc đồng tình một phần với ý kiến, nhưng cần có cách diễn giải hợp lí.

Gợi ý: Học sinh đồng tình với ý kiến vì người tự trọng không lệ thuộc vào sự đánh giá của người khác mà luôn biết lắng nghe sự tự đánh giá của bản thân về chính mình, luôn tự phân định được hành động của bản thân là đúng hay sai, tốt đẹp hay tội lỗi.

+ Chính điều đó khiến họ luôn tự do, tự chủ, tự thôi thúc bản thân nỗ lực theo đuổi điều bản thân mong ước, phấn đấu để hoàn thiện chính mình.

Câu 6. Học sinh có thể phác họa bằng ngôn từ bức chân dung "chính mình" ở hiện tại và "chính mình" mà bản thân muốn theo đuổi theo quan điểm cá nhân nhưng cần có lí giải phù hợp, thuyết phục.

II. VIẾT

* Giới thiệu vấn đề nghị luận

* Triển khai vấn đề nghị luận

- Giới thiệu chung về hai tác phẩm và tác giả.

- Điểm tương đồng: cả hai bài thơ đều khắc họa hình tượng người ẩn sĩ cao khiết, lựa chọn lối sống "độc thiện kỳ thân" giữa thời buổi loạn lạc để giữ gìn phẩm cách, hòa mình vào thiên nhiên để lánh xa thời thế nhiễu nhương.

- Điểm khác biệt:

+ "Nhàn": Người ẩn sĩ tận hưởng lối sống thanh nhàn, bình dị giữa thiên nhiên, coi nhẹ những giá trị vật chất, danh lợi tầm thường, thể hiện nhân cách thanh cao với triết lí nhàn, quan niệm về lẽ dại – khôn, được – mất.

+ "Thu vịnh": Người ẩn sĩ tưởng chừng say đắm cảnh thu nhưng thực chất lại mang nặng nỗi ưu tư thế sự, niềm đau mất nước, thể hiện sự hổ thẹn với tấm gương Đào Tiềm, nỗi ân hận vì đã từng cam chịu làm quan dưới chế độ phong kiến bạc nhược, đầu hàng trước thực dân xâm lược.

- Lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và sự khác biệt:

+ Hoàn cảnh lịch sử;

+ Tâm thế sáng tác của hai tác giả;

+ Phong cách sáng tác của mỗi tác giả.

- Trình bày những nhận xét, đánh giá về ý nghĩa, đóng góp của mỗi tác phẩm.

Bình luận của bạn

Bình luận