Đề tập huấn Ngữ văn 10: Đọc hiểu thần thoại "Nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời"

Ly Hương
10:05 - 15/11/2024
Công dân & Khuyến học trên

Đọc hiểu thần thoại "Nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời" và phân tích những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của văn bản này.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đề tập huấn Ngữ văn 10: Đọc hiểu thần thoại "Nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời" - Ảnh 1.

Chú thích: 1. (Cách ăn nói) cụt ngủn với vẻ hỗn xược, gây cảm giác khó chịu. 2. Thời gian trăng vào khoảng đầu tuần cuối cùng của tháng âm lịch, thường là ngày 22, 23 âm lịch. 3. Thời gian trăng vào khoảng giữa của nửa đầu tháng âm lịch, thường là các ngày 7,8,9 âm lịch.

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Đặc điểm của không gian thần thoại trong văn bản được thể hiện qua các từ ngữ nào?

Câu 2: Theo văn bản, Ngọc Hoàng giao cho Mặt Trời và Mặt Trăng công việc gì?

Câu 3: Văn bản trên nhằm giải thích những hiện tượng tự nhiên nào?

Câu 4: Phân tích tác dụng của các từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền.

Câu 5: Anh/chị có nhận xét gì về phẩm chất của nhân vật Quải?

Câu 6: Có ý kiến cho rằng, truyện Nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời thể hiện sự xung đột giữa con người và tự nhiên. Anh/chị có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.)

II. PHẦN VIẾT (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của văn bản thần thoại Nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời.

Đáp án đề tham khảo

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Một số từ ngữ thể hiện đặc điểm không gian thần thoại trong văn bản: trời; thượng giới; hạ giới; trần gian; trần; nhân gian.

Câu 2. Theo văn bản, Ngọc Hoàng giao cho Mặt Trời và Mặt Trăng công việc: hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời.

Câu 3. Văn bản trên nhằm giải thích: những hiện tượng tự nhiên liên quan tới Mặt Trời, hiện tượng ngày dài, ngày ngắn; những hiện tượng tự nhiên liên quan tới Mặt Trăng, đặc điểm của Mặt Trăng ở các thời kỳ khác nhau trong tháng.

Câu 4. Các từ Hán Việt được sử dụng trong câu văn: nhân gian, hạ huyền; thượng huyền. Tác dụng: tạo sắc thái trang trọng, cổ kính cho câu; nhằm nhấn mạnh đặc điểm khác nhau của trăng ở các thời kỳ khác nhau theo cách tính thời gian riêng của người Việt cổ.

Câu 5. Phẩm chất của nhân vật Quải: thông minh, mưu trí, gan dạ, dũng cảm. Nhân vật đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp của người xưa, ước mơ có được khả năng phi thường để lí giải, chinh phục và làm chủ thiên nhiên của con người thời cổ đại.

Câu 6. Gợi ý:Không đồng tình, bởi truyện chủ yếu xoay quanh các nhân vật Mặt Trời, Mặt Trăng, sự can thiệp của con người chỉ là một chi tiết góp phần hoàn thiện cho lời giải đáp về các hiện tượng tự nhiên. Đồng tình, vì trong một số trường hợp, thiên nhiên khắc nghiệt đã đem đến những thiệt hại đau đớn cho con người, khiến con người phải tìm cách chống đỡ, cải tạo nó. Trong truyện, điều này được tác giả thể hiện qua hành động của chàng Quải.

II. VIẾT

* Giới thiệu tác phẩm, khái quát nội dung vấn đề cần nghị luận

* Triển khai vấn đề cần nghị luận

- Tóm tắt nội dung chính: kể về việc Mặt Trăng và Mặt Trời hằng ngày thay phiên nhau đi xem xét mọi việc trên nhân gian. Mặt Trời ngồi kiệu có bốn người khiêng, hôm nào tốp già đưa thì đi nhanh, còn hôm tốp trẻ đưa thì thường mất nhiều thời gian hơn. Mặt Trăng tính tình nóng nảy, hay xuống nhân gian làm cho mọi người sợ nên đã bị Quải vung cát vào mặt, khiến mặt cô trở nên bớt nóng và hiền dịu hơn.

- Chủ đề: Thông qua hai hình tượng nhân vật nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, tác giả dân gian lí giải về sự hình thành của mặt trời và mặt trăng, các hiện tượng tự nhiên: độ dài của ngày thay đổi theo mùa, hiện tượng trăng thượng huyền, hạ huyền, nhật thực, nguyệt thực,thể hiện ước mơ về khả năng chế ngự và chinh phục được tự nhiên của con người.

- Nghệ thuật:

+ Thời gian phiếm chỉ, không gian hai cõi: trần gian và trên trời, gắn với tư duy hồn nhiên của con người từ thủa sơ khai, quan niệm của người xưa về thế giới của các vị Thần.

+ Nhân vật: Mặt Trăng và Mặt Trời - con của Ngọc Hoàng, hai nữ thần cai quản nhân gian, có những khả năng phi thường.

+ Chi tiết kì ảo: thể hiện trí tưởng tượng của nhân dân, quan niệm vạn vật hữu linh, nhận thức thô sơ, khát vọng lí giải, chinh phục thiên nhiên.

* Khái quát nội dung chính và khẳng định giá trị của tác phẩm.

Bình luận của bạn

Bình luận