Đề kiểm tra Ngữ văn giữa học kì 1: So sánh yếu tố kì ảo qua hai tác phẩm truyện
Câu nghị luận văn học đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 của một trường trung học phổ thông yêu cầu học sinh so sánh điểm khác biệt của yếu tố kì ảo trong đoạn trích “Người liệt nữ ở An Ấp” (Đoàn Thị Điểm) và truyện cổ tích “Rét nàng Bân”.
Gợi ý đáp án
Mở bài: Nêu vấn đề cần nghị luận: So sánh điểm khác nhau về yếu tố kì ảo trong đoạn trích "Người liệt nữ ở An Ấp" và truyện cổ tích "Rét nàng Bân".
Thân bài: So sánh điểm khác nhau của yếu tố kì ảo:
Tiêu chí | Người liệt nữ ở An Ấp | Rét nàng Bân |
Nhân vật | Người sống và người đã mất | Đều là thần |
Chi tiết, sự việc kì ảo | Chi tiết tâm linh, thần thánh. Sự gặp gỡ giữa người sống và người chết qua giấc mộng. (Người chồng mất tối về báo mộng qua giấc mơ/Linh hồn phu nhân họ hiện về trong giấc mộng để gặp Hà sinh để giáo huấn). | Chi tiết đậm chất dân gian (Ngọc Hoàng có thể điều chỉnh thời tiết theo cảm xúc và hành động của con người/ Ngọc Hoàng làm trời rét lại để nàng Bân có thể thử áo cho chồng) là biểu tượng của sức mạnh thần thánh, cho thấy quyền năng siêu nhiên của các vị thần trong việc chi phối tự nhiên. |
Mục đích của yếu tố kì ảo | - Tôn vinh đạo đức, tình nghĩa vợ chồng thủy chung. - Đề cao sự linh thiêng, tâm linh nơi đền thờ. - Giáo dục, bảo vệ danh dự và công lý. (Phu nhân bao dung khi phát hiện quan điểm sai lầm của Hà sinh, bảo vệ danh dự cho chồng). | - Giải thích hiện tượng tự nhiên (rét nàng Bân). - Tôn vinh tình cảm gia đình (cha mẹ với con cái, vợ với chồng). - Bài học về sự kiên nhẫn, tận tâm, yêu thương. |
-Ý nghĩa của sự khác nhau | - Những yếu tố kì ảo khác nhau xuất hiện trong hai tác phẩm ở hai thời đại khác nhau phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới tâm linh rất bí ẩn và phong phú. Bên cạnh đời sống của con người chốn nhân gian thì còn có một đời sống của thế giới tâm linh. - Từ đó nhắc nhở dù ở thế giới nào, con người cũng luôn hướng tới những giá trị tâm hồn, tính cách cao đẹp. | |
-Lí giải sự khác nhau | - Truyện truyền kì không chỉ tiếp thu mô típ kì ảo của truyện dân gian mà còn cải biến, sáng tạo với yếu tố kì ảo phức tạp hơn, có tính huyền bí hơn. Đồng thời gửi gắm cái nhìn rất riêng của tác giả về đời sống con người như: cần phải biết bảo vệ danh dự, bảo vệ lẽ công bằng,… - Truyện cổ tích thường hướng tới những ý nghĩa theo mô típ quen thuộc như: ca ngợi tình nghĩa vợ chồng gắn bó thuỷ chung, giải thích một số hiện tượng trong thế giới tự nhiên,… Cốt truyện thường nhẹ nhàng, đơn giản theo cách nhìn của người bình dân. |
Kết bài: Hai câu chuyện đều sử dụng yếu tố kỳ ảo để thể hiện thông điệp, ý nghĩa, nhưng cách tiếp cận khác nhau, từ đó tạo nên những nét đặc sắc, đặc trưng riêng cho từng thể loại văn học.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google