Chuyên gia lý giải hiện tượng quầng mặt trời
Sáng 21/5, tại thành phố Hải Phòng và nhiều địa phương trên cả nước xuất hiện hiện tượng quầng mặt trời (vòng sáng quanh mặt trời) và đến thời điểm 11 giờ trưa là rõ nét nhất.
Nhiều người dân đã chú ý, chụp lại hiện tượng này và chia sẻ rộng rãi lên mạng xã hội. Thậm chí nhiều người còn tranh thủ tranh thủ chụp ảnh "check-in" cùng hiện tượng này.
Mây ti (tiếng La tinh Cirrus, nghĩa là tua cuốn) hay còn được gọi là mây Cirrus là một kiểu mây được đặc trưng bằng các dải mỏng, tương tự như nắm hay túm tóc, lông; thường được kèm theo là các búi hay chùm. Đôi khi các đám mây ti trải rộng đến mức chúng không thể phân biệt được từ nhau bằng thị giác, hình thành nên một tầng mây ti, gọi là mây ti tầng (Cirrostratus, ký hiệu Cs). Đôi khi, sự đối lưu ở các cao độ lớn sinh ra một dạng khác của mây ti, gọi là mây ti tích (Cirrocumulus, ký hiệu Cc hay CC), một kiểu của các búi mây nhỏ, chứa các giọt nhỏ là nước siêu lạnh.
Trả lời báo chí, đại diện Đài khí tượng thủy văn thành phố Hải Phòng cho biết, đây là hiện tượng quầng mặt trời.
Quầng mặt trời là gì?
"Quầng mặt trời là những vòng ánh sáng bao quanh mặt trời hoặc mặt trăng. Hiện tượng này thường xuất hiện khi có một lớp mây ti mỏng xuất hiện trên bầu trời. Sự kết hợp giữa hóa học, vật lý và hình học là nguyên nhân chính tạo ra quầng mặt trời. Bầu khí quyển pha trộn nhiều loại khí, bao gồm khí oxy, nitơ và hơi nước", vị này cho biết.
Một chuyên gia về lĩnh vực này cũng cho biết, hiện tượng quầng mặt trời, quầng mặt trăng không phải là hiện tượng hiếm gặp.
Trước đó, mây ngũ sắc cũng xuất hiện trên bầu trời thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 12/5.
Theo chuyên gia, mây ngũ sắc là hiện tượng nhiễu xạ do các giọt nước hoặc tinh thể băng nhỏ riêng lẻ tán xạ ánh sáng. Các tinh thể băng lớn hơn không tạo ra ngũ sắc nhưng có thể gây ra hào quang – một hiện tượng quang học khác. Mây ngũ sắc là hiện tượng khá phổ biến, thường thấy nhất trong mây trung tích, mây ti tích và mây ti.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google