Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha

img
Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha - Ảnh 1.

Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha - Ảnh 1.

Hiện tại, trong lực lượng lao động, Gen X và Gen Y vẫn là những người "chi phối cuộc chơi".

Trong đó, Gen X trưởng thành với những trải nghiệm về công nghiệp hóa, vì vậy họ có vốn hiểu biết tốt về kỹ thuật máy móc, sửa chữa cơ khí, thiết bị điện gia dụng. Tuy nhiên, nhìn chung, đời sống kinh tế gia đình của thế hệ X không cao. Theo một khảo sát được thực hiện năm 2015 của Công ty Nelson, nhiều gia đình Gen X phải vay nợ và khoảng ¼ trong số các gia đình này khi về hưu phải trông chờ vào những chính sách an sinh xã hội.

Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha - Ảnh 2.

Tại Việt Nam, những người đầu tiên của Gen X đã phải trải qua muôn và khó khăn hậu chiến tranh. Họ ra đời khi cuộc chiến giải phóng miền Nam bắt đầu ác liệt. Và phải đến năm 1975, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, họ mới được tới trường. Có thể nói, đây là thế hệ người Việt Nam phải chịu thiệt thòi lớn nhất về giáo dục và đào tạo. Vì thế, phong trào khuyến học, khuyến tài đã coi Gen X là nhân lực tại chỗ cần phải đầu tư cho việc học hành thường xuyên.

Tiếp nối sau Gen X là Gen Y, gồm những người đầu tiên được tiếp xúc với kỹ thuật của thời đại thông tin và đi vào kinh tế thị trường

Ở Việt Nam, khoảng 37% dân số nằm trong thế hệ này. Nhìn chung, đây là thế hệ được học hành bài bản hơn thế hệ trước, nhờ đó, họ có trình độ tay nghề cao hơn, lòng tự tin và tính tự chủ cao hơn thế hệ trước. Tỷ lệ nhân viên văn phòng thuộc Gen Y cũng lớn hơn.

Trong danh sách "30 under 30" năm 2019 đã nêu 5 gương mặt điển hình của lứa tuổi 9x Việt Nam trong lĩnh vực Startup. Một trong những ưu điểm của thế hệ này là được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác, có trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh cao hơn, có ý thức tôn trọng sự đa dạng về sắc tộc và văn hóa nên phương thức tư duy (Mindset) của họ cởi mở hơn.

Trong việc triển khai Quyết định 1373/QĐ-TTg về xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 – 2030, Gen Y là đối tượng được cuốn hút vào cuộc vận động đạt tiêu chí Công dân học tập, đồng thời cũng hướng họ vào việc học hành để trở thành những công dân toàn cầu.

Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha - Ảnh 3.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025, trong đó nêu lên khâu đột phá quan trọng là "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ". Ý tưởng này không thể tách rời khỏi chủ trương xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo các thế hệ đang và sẽ tham gia vào những hoạt động của nền kinh tế quốc dân.

Để làm tốt sự nghiệp giáo dục - đào tạo các thế hệ, ta cần đánh giá đúng sự phát triển của từng thế hệ, sự đóng góp của mỗi thế hệ trong hiện tại cũng như trong tương lai, từ đó tạo nên hệ sinh thái giáo dục mà các thế hệ cần đến.

Dưới lăng kính của xã hội học tập, giải pháp quan trọng nhất là xác định được phương thức học tập suốt đời với những công nghệ học tập hiện đại để mọi thành viên của các thế hệ sẽ là những công dân học tập và công dân toàn cầu với tư cách là đơn vị cấu thành chất lượng nguồn nhân lực và nhân lực tại chỗ.

Trong lực lượng lao động, Gen Z và Gen Alpha được coi là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, nơi được đặt nhiều kỳ vọng sẽ đem đến sự đột phá trong tương lai, trở thành những công dân toàn cầu bắt đầu từ thập niên 2030 – 2039.

Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha - Ảnh 5.

So với các thế hệ cha chú của mình, Gen Z có nhiều đặc điểm nổi trội. Đây là một thế hệ hiếu động, thích các hoạt động có sự tương tác với nhiều người như xem bóng đá theo kiểu Livestream trên Facebook để cùng mọi người bình luận, chia sẻ cảm xúc; thích chơi game với nhiều người cùng chơi…

Về khả năng ngoại ngữ, Gen Z cho thấy ưu thế vượt trội nhờ khả năng học nhanh hơn hẳn so với những người thuộc thế hệ trước. Bên cạnh đó, những người thuộc thế hệ này có kỹ năng tự học, tư duy năng động, thể hiện nhiều nét mới, độc đáo trong các hoạt động.

Đây còn là một thế hệ ham mê Smartphone. Họ có thể dùng Smartphone để là mọi việc từ kết nối bạn bè, cập nhật thông tin, đến bày tỏ quan điểm cá nhân.

Gen Z còn được gán cho cái tên "Thế hệ Zoomers" (Thế hệ sắc sảo).

Sinh sau đẻ muộn nhất trong các thế hệ tính đến thời điểm hiện tại, đó là Gen Alpha.  Tính đến năm 2022, đứa trẻ lớn tuổi nhất của thế hệ này mới 9 tuổi. Phải đến năm 2033, Gen Alpha mới gia nhập hàng ngũ lao động.

Ngay từ phút đầu tiên ra đời, các cô bé cậu bé này đã được sống với những công nghệ hiện đại, được đắm mình trong môi trường số. Như giáo sư Jean Twenge của Trường Đại học San Diago (Mỹ) viết, mọi mặt cuộc sống của iGen phụ thuộc vào điện thoại thông minh, từ học bài, chơi game, đến kết bạn, trò chuyện, đọc sách…

Gen Alpha được thế hệ đi trước đặt rất nhiều kỳ vọng. Các em chắc chắn là thế hệ được giáo dục - đào tạo tốt nhất từ trước đến nay.

Ngoài ra, sự bùng nổ của công nghệ sẽ làm cho con người thuộc Gen Alpha có năng lực kết nối toàn cầu.

Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha - Ảnh 6.

Gen Alpha được thế hệ đi trước đặt rất nhiều kỳ vọng. (Ảnh: Thế Bằng)

Gen Alpha thậm chí được kỳ vọng sẽ định nghĩa lại khái niệm "việc làm", thay đổi lại mô hình trường học và mô hình giáo dục. Học tập suốt đời sẽ là một lẽ sống, khi thế hệ này làm thay đổi phương thức "Đào tạo – Phát triển" (Training Development) thành "Học tập – Phát triển" (Learning Development). Có thể bắt đầu từ thế hệ này, ranh giới địa lý, văn hóa, ngôn ngữ sẽ dần dần bị làm mờ nhờ kết nối toàn cầu.

Tại Việt Nam còn tồn tại một thực tế rằng có nhiều vùng dân cư còn sinh ra những đứa trẻ xa lạ với thế giới công nghệ, chưa được tiếp cận với môi trường số. Nếu thực tế này không được cải thiện, thì một tương lai tụt hậu về kinh tế - xã hội là điều khó tránh và nó còn đáng sợ hơn nhiều so với mức độ tụt hậu hôm nay.

Chờ đợi đột phá từ Gen Z và Gen Alpha - Ảnh 8.

Với niềm hy vọng các em nhỏ Gen Alpha là nguồn nhân lực chất lượng cao vào thập kỷ thứ 3 của Thế kỷ XXI thì ngay từ hôm nay, nền giáo dục của chúng ta phải thực sự mở và chuyển đổi số tích cực.