Chính phủ yêu cầu hoàn thiện pháp lý về tài sản ảo
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh tài sản ảo trong tháng 5/2025 để chống rửa tiền.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu hoàn thiện pháp lý về tài sản ảo (tiền ảo, tiền điện tử)
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định về kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ vũ khí. Trong đó chỉ thị Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng bộ khung pháp lý để quản lý tài sản ảo vào tháng 05/2025.
Thực tế trong những năm gần đây, tiền kỹ thuật số đang trở thành mối quan tâm của nhiều nhà đầu tư, mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay chưa chấp nhận các loại tiền ảo là tiền tệ cũng như là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, loại tài sản này đang có xu hướng trở thành một loại tài sản được công nhận trên nhiều quốc gia thế giới.
Làm thế nào để phòng chống rửa tiền trong bối cảnh có rất nhiều cách thức giao dịch tiền kỹ thuật số hiện nay? Đây không chỉ là câu chuyện "đau đầu" của một quốc gia mà có rất nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới phải đối mặt như: Trung Quốc, Mỹ, đặc biệt đối với việc nở rộ các sàn giao dịch tiền điện tử lớn như Binance, sàn Coinbase....
Vì vậy, việc đòi hỏi phải nhanh chóng đưa ra một khung pháp lý hoàn thiện đối với crypto là điều cần thiết của quốc gia giúp hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động minh bạch cũng như bảo vệ nhà đầu tư.
Với Quyết định số 194/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, trong đó cần có bộ khung giám sát tài sản ảo, hy vọng Việt Nam sẽ nhanh chóng được đưa ra khỏi danh sách về chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, rà soát tăng cường (danh sách xám) của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).
Được biết, thời hạn của việc hoàn thiện khung pháp lý về tài sản ảo là trước tháng 5/2025.
Chính phủ đưa ra 17 hành động để đưa Việt Nam ra khỏi "Danh sách Xám" về rửa tiền
Đáng chú ý, trong số 17 hành động được thực hiện theo lộ trình từ tháng 9/2024 đến tháng 9/2024, có hành động liên quan tới xây dựng khung pháp lý cho các loại tài sản ảo ở Hành động 6 (tháng 5/2025): Xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo, đồng thời chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đảm bảo tuân thủ.
Theo đó, chậm nhất đến tháng 5/2025, Ngân hàng Nhà nước và các bộ/ngành liên quan phải hoàn thành kế hoạch hành động này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google