Công dân khuyến học

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của Vườn quốc gia Hin Namno (Lào)

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của Vườn quốc gia Hin Namno (Lào)

PV

PV

15:39 - 14/07/2025
Công dân & Khuyến học trên

Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới đầu tiên giữa Việt Nam và Lào chính thức được ghi danh với tên gọi “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Namno”, là phần mở rộng của Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Trị, Việt Nam).

Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) vừa diễn ra ở Thủ đô Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức thông qua quyết định điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam), trong đó bao gồm cả Vườn quốc gia Hin Namno của Lào, tạo nên di sản thế giới liên biên giới đầu tiên mang tên “Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Namno”. Ảnh: Vientiane Times

Nằm ở huyện Boualapha, tỉnh Khammuan, giáp ranh với tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị của Việt Nam, Vườn Quốc gia Hin Namno có diện tích hơn 94.000 ha, cùng với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (123.326 ha vùng lõi), tạo thành khu bảo tồn vùng karst đá vôi rộng lớn với tổng diện tích khoảng 217.000 ha. Nguồn: Hin Namno National

Cùng với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam, Vườn quốc gia Hin Namnp tạo thành một trong những cảnh quan karst đá vôi và hệ sinh thái nổi bật, nguyên vẹn nhất trên thế giới. Ảnh: Vientiane Times

Hin Namno ghi nhận hơn 1.500 loài thực vật có mạch (755 chi) và 536 loài động vật có xương sống, bao gồm nhiều loài đặc hữu và bị đe dọa toàn cầu như nhện săn khổng lồ (loài nhện lớn nhất thế giới theo sải chân, đặc hữu của Khammuan) và voọc chà vá chân đỏ.

Hin Namno gồm rừng karst khô trên cao, rừng ẩm nhiệt đới dưới thấp và mạng lưới hang động ngầm dài hơn 220 km, tạo nên hệ sinh thái nguyên vẹn và độc đáo.

Hin Namno sở hữu hệ thống karst đá vôi cổ đại, hình thành cách đây hơn 400 triệu năm, là một trong những vùng karst lâu đời và lớn nhất châu Á. Nổi bật là hang Xe Bang Fai (dài khoảng 6,4 km), chứa đoạn hang động lớn nhất thế giới về đường kính và tính liên tục, cùng với các hang động khác như hang Nangen, hang Trời, động Vua, động Konglor và động Xebangpha.

Được công nhận là di sản thế giới, Hin Namno được tăng cường bảo vệ hệ sinh thái karst nhiệt đới, thúc đẩy du lịch bền vững và nghiên cứu khoa học.

Đây là di sản thiên nhiên thế giới xuyên biên giới đầu tiên ở Đông Nam Á, là biểu tượng hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững

Việt Nam hỗ trợ Lào trong lập pháp, đào tạo nhân lực và chia sẻ dữ liệu để quản lý di sản hiệu quả và khai thác du lịch khu vực này.

Hin Namno có cảnh quan thiên nhiên núi đá vôi tuyệt đẹp, hệ thống hang động độc đáo, phù hợp với du lịch tự nhiên, thám hiểm và nghiên cứu khoa học. Việc công nhận di sản thế giới sẽ thúc đẩy quảng bá hình ảnh và tiềm năng du lịch của khu vực biên giới Việt - Lào.

“Phong Nha - Kẻ Bàng và Hin Namno” là di sản liên biên giới đầu tiên của 2 nước Việt Nam - Lào.

Đây cũng là bước tiến trong bảo tồn thiên nhiên và hợp tác khu vực, đồng thời là mô hình mẫu cho quản lý di sản xuyên biên giới theo Công ước UNESCO 1972.

Hai vườn quốc gia được quản lý qua hai kế hoạch riêng biệt nhưng có phối biểu hiện hợp xuyên biên giới, bao gồm thực thi pháp luật và bảo vệ di sản. Việt Nam và Lào cam kết tiếp tục phối hợp trong nghiên cứu, quản lý và phát triển du lịch.

Vẻ đẹp các tháp karst đá vôi cổ đại trên Vườn Quốc gia Hin Namno (Lào).

Tương lai, Vườn Quốc gia Hin Namno sẽ trở thành nơi săn ảnh nghệ thuật của giới yêu thích du lịch hoang dã và thiên nhiên hùng vĩ.

Ngoài rừng karst khô trên cao, rừng ẩm nhiệt đới dưới thấp và mạng lưới hang động ngầm dài hơn 220 km, tạo nên hệ sinh thái nguyên vẹn và độc đáo của Hin Namno.

Hin Namno có một cánh rừng xanh tốt phát triển mạnh. Việc quản lý di sản liên biên giới đã được Việt Nam và Lào thống nhất từ nhiều năm với các hoạt động bảo vệ và thực thi pháp luật. Bộ trưởng Bộ Văn hóa Lào bày tỏ tự hào về sự kiện này, cam kết hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để quản lý di sản.

Bình luận của bạn

Bình luận

icon icon