Cần nhìn nhận thấu đáo về vấn đề dạy thêm, học thêm để quy định cụ thể và phù hợp
Đại biểu Chamaléa Thị Thủy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cho rằng, cần nhìn nhận một cách thấu đáo về vấn đề dạy thêm, học thêm để quy định sao cho thật cụ thể và phù hợp.
Học thêm là một nhu cầu cần thiết
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật Nhà giáo, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) đồng thuận với những nội dung đưa ra trong dự án Luật nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đề cập về việc học thêm, dạy thêm, theo đại biểu Đỗ Huy Khánh, thực chất việc học thêm là một nhu cầu cần thiết của xã hội. Tuy nhiên, dư luận xã hội hiện nay đang có hai luồng dư luận: Một là cấm, hai là quản lý.
"Nhiều công nhân tăng ca buổi chiều không đón con được nên rất muốn gửi con của họ cho thầy cô giáo đưa về nhà để quản lý và đến tận tối mới đón con về. Do đó, trong dự án Luật cần có cơ chế quản lý về việc dạy thêm, học thêm", đại biểu Đỗ Huy Khánh nêu quan điểm.
Cần nhìn nhận thấu đáo về vấn đề dạy thêm, học thêm
Về vấn đề này, đại biểu Chamaléa Thị Thủy - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cho rằng, cần nhìn nhận một cách thấu đáo về vấn đề dạy thêm, học thêm để quy định sao cho thật cụ thể và phù hợp. Bởi trong thực tế việc dạy thêm là nhu cầu có thật của giáo viên và của học sinh, nhất là ở các đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển.
"Các cháu ngày càng được gia đình đầu tư học tập, nhằm nâng cao hơn ngoài kiến thức cơ bản chúng ở lớp học. Và nhu cầu tìm đến các thầy cô giáo giỏi để được học thêm là có thật. Nếu như cho rằng việc tăng lương và các chế độ chính sách cho giáo viên để giải quyết vấn đề học thêm thì vẫn còn chủ quan và chưa thật sự phù hợp với thực tế cuộc sống", đại biểu Chamaléa Thị Thủy nêu quan điểm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google