Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi suốt 2.000 năm

Quang Minh
06:00 - 13/03/2023
Công dân & Khuyến học trên

Pompeii là một thành phố La Mã cổ đại bị chôn vùi bởi tro bụi núi lửa, hiện tàn tích nằm ở vùng Campania, gần thành phố Napoli, Ý. Pompeii cùng với thành Herculaneum cùng bị hủy diệt và chôn vùi hoàn toàn bởi một vụ phun trào kéo dài hai ngày của núi lửa Vesuvius năm 79. Pompeii bị vùi dưới 18 m tro và đá bọt.

Tàn tích này bị lãng quên trong suốt 1.700 năm cho đến khi được phát hiện vào năm 1748. Từ đó đến nay, việc khai quật Pompeii đã cung cấp một cái nhìn sâu rộng về cuộc sống của một thành thị thời cực thịnh của Đế quốc La Mã.

Ngày nay Địa điểm Di sản Thế giới UNESCO này là một trong những điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại Ý, với 2,5 triệu lượt du khách đến thăm mỗi năm.

Các đồ vật bị chôn vùi bên dưới Pompeii đã được bảo quản tốt trong gần 2.000 năm do thiếu không khí và độ ẩm nên hầu như không bị hư hỏng. Tuy nhiên, Pompeii đã phải đối mặt với tình trạng xuống cấp tự nhiên và do con người gây ra sau quá trình khai quật.

Thời tiết, xói mòn, tiếp xúc với ánh sáng, thiệt hại do nước, phương pháp khai quật và xây dựng lại kém, du lịch, phá hoại và trộm cắp đều góp phần làm hư hại địa điểm. Hai phần ba thành phố đã được khai quật, nhưng tàn dư của thành phố đang xuống cấp nhanh chóng.

Để đối phó với nạn cỏ dại mọc trên di tích làm phá hỏng cảnh quan, những người quản lý địa danh đã đưa đến đây một đàn cừu khoảng 150 con. Việc đưa đàn cừu đến di sản không chỉ làm giảm lượng cỏ dại mọc tràn lan mà còn gợi lại bối cảnh của thành phố thời La Mã với rừng cây, vườn nho, cừu…

"Cỏ hoặc thực vật khác mọc trên hoặc trong các bức tường và ngôi nhà cổ là một vấn đề lớn. Chúng tôi cố gắng dùng cách bền vững với môi trường, tránh sử dụng hóa chất diệt cỏ nhưng vẫn đảm bảo thực vật không mọc trên tàn tích", Giám đốc Công viên Khảo cổ Pompeii, Gabriel Zuchtriegel cho hay.

Pompeii thời hiện đại giống như một thành phố vệ tinh của Napoli, nhưng chính tại đây, du khách sẽ tìm thấy địa điểm khảo cổ hấp dẫn nhất châu Âu, thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm.

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 1.

Thành phố Pompeii bị phá hủy vào năm 79 CN khi một ngọn núi lửa gần đó, Núi Vesuvius phun trào, vùi lấp nơi này trong khoảng 18 m tro và các mảnh vụn núi lửa. Ảnh: UPL

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 2.

Việc vùi lấp nhanh chóng của thành phố bởi tro núi lửa, đã bảo tồn nó trong nhiều thế kỷ trước khi tàn tích của nó được phát hiện vào cuối thế kỷ 16. Ảnh: UPL

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 3.

Cuộc khai quật tàn tích Pompeii và các khu vực xung quanh vào giữa thế kỷ 18 được coi là đánh dấu sự khởi đầu của ngành khảo cổ học hiện đại . Ảnh: UPL

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 4.

Các địa điểm khảo cổ tại và xung quanh Pompeii rất quan trọng vì chúng cung cấp nguồn thông tin độc đáo về nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, kinh tế, tôn giáo và chính trị của thế giới cổ đại. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 5.

Phần còn lại của các bức tường thành phố của Pompeii có chu vi 3 km và bao quanh một diện tích khoảng 66 ha. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 6.

Các cột đá và công trình điêu khắc còn tồn tại tới ngày nay dù bị khí hậu, thời tiết và thực vật tác động, làm xuống cấp. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 7.

Các khu dân cư của Pompeii hé lộ những thói quen về đời sống xã hội cổ đại. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 8.

Những vùng mới được khám phá của Pompeii vẫn tiếp tục được khai quật. Trong khi các du khách không được đến nơi này thì các nhà khảo cổ vẫn làm việc. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 9.

Đến thăm Pompeii là một hành trình hấp dẫn quay ngược thời gian. Lang thang trên những con phố, những tòa nhà bị dung nham núi lửa Vesuvius "đóng băng" gần 2000 năm, sẽ cho phép bạn tìm hiểu cuộc sống, phong tục và thói quen ăn uống của người La Mã vào thế kỷ 1 sau Công nguyên. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 10.

Ban nhạc rock huyền thoại Pink Floyd đã quay một buổi hòa nhạc trực tiếp năm 1971 tại Pompeii, trong đó họ biểu diễn sáu bài hát tại nhà hát vòng tròn La Mã cổ đại của thành phố. Khán giả chỉ gồm ê-kíp sản xuất phim và một số trẻ em địa phương. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 11.

Bộ phim "Journey to Italy" năm 1954 , với sự tham gia của George Sanders và Ingrid Bergman , cũng được quay
cảnh chính ở Pompeii. Ảnh: PME

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 12.

Mới đây, 150 con cừu đã được đưa đến đây vừa để giảm lượng cỏ dại mọc tại di tích vừa để gợi lại bối cảnh thành phố La Mã xưa. Ảnh: Reuters

Cận cảnh thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2000 năm - Ảnh 13.

Hoa dại nở rực rỡ cũng làm cảnh quan của thành phố thêm sinh động, mặc dù vậy, theo các nhà quản lý, cây, cỏ dại là một phần nguyên nhân, làm di sản xuống cấp. Ảnh: PME