Các nhà khoa học tìm ra cơ chế giúp virus sốt xuất huyết dễ dàng lây lan

Dũng Minh
06:00 - 09/04/2023
Công dân & Khuyến học trên

Một nghiên cứu mới cho thấy nước bọt của muỗi mang virus sốt xuất huyết có chứa một chất do virus tiết ra làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể và khiến con người dễ mắc bệnh sốt xuất huyết hơn.

Các nhà khoa học tìm ra cơ chế giúp virus sốt xuất huyết dễ dàng lây lan  - Ảnh 1.

Trong nước bọt của muỗi Aedesaegypti (muỗi vằn) mang virus sốt xuất huyết có hàm lượng sfRNA rất cao. Ảnh: FL

Nước bọt của muỗi chứa chất ức chế cảnh báo miễn dịch

Theo Tân Hoa Xã, một nhóm nghiên cứu khoa học quốc tế bao gồm nhân viên từ Đại học Virginia và các tổ chức khác ở Hoa Kỳ đã báo cáo rằng tìm thấy trong nước bọt của muỗi chứa chất "axit ribonucleic subgenomic flavivirus" (sfRNA), được tạo ra bởi virus sốt xuất huyết, ẩn náu trong cơ thể nước bọt của muỗi.

Trong túi ngoại bào của muỗi, nó xâm nhập cơ thể người thông qua vết đốt của muỗi, ức chế cơ chế cảnh báo miễn dịch và mở đường cho virus.

Túi ngoại bào là những túi nhỏ được giải phóng bởi các tế bào có màng ngoài lipid và chứa nhiều phân tử hoạt tính sinh học bên trong.

Nhóm nghiên cứu cho biết, trong nước bọt của muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) mang virus sốt xuất huyết týp 2 có hàm lượng sfRNA rất cao, phân tử này nằm trong các túi ngoại bào chứa các ribonuclease phân hủy sfRNA.

Thí nghiệm với tế bào người cho thấy, sfRNA ức chế hoạt động của interferon. Các interferon được giải phóng bởi tế bào bị nhiễm, cảnh báo tế bào không bị nhiễm xung quanh để kích hoạt cơ chế phòng thủ bệnh.

Phát hiện quan trọng gợi mở cách hạn chế lây lan bệnh

Nhóm nghiên cứu cho biết những phát hiện này giúp giải thích tại sao bệnh sốt xuất huyết lây lan dễ dàng như vậy và đưa ra những ý tưởng mới để hạn chế sự lây lan của nó.

Các nhà khoa học tìm ra cơ chế giúp virus sốt xuất huyết dễ dàng lây lan  - Ảnh 3.

Ngành Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Ảnh: TTXVN

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sốt xuất huyết gây ra, lây truyền chủ yếu qua muỗi, đặc biệt là muỗi Aedes aegypti, phổ biến ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, triệu chứng điển hình là sốt kéo dài, đau đầu, đau cơ, đau khớp... có thể gây tử vong.

Khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ bị nhiễm bệnh và khoảng 400 triệu người bị nhiễm bệnh mỗi năm. Hiện chưa có thuốc điều trị hiệu quả bệnh sốt xuất huyết mà chủ yếu phòng bệnh bằng cách không để muỗi đốt.

Các chuyên gia của WHO đã đưa ra cảnh báo trong bối cảnh sốt xuất huyết và Sốt chikungunya gia tăng, đồng thời bày tỏ sự lo ngại về một đợt bùng phát virus pozika mới.

Biến đổi khí hậu đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho muỗi lây lan rộng. Trên toàn cầu, 129 quốc gia có nguy cơ sốt xuất huyết, trong đó có 100 quốc gia đang có dịch sốt xuất huyết.

Hà Nội vừa bàn hành Công văn số 986/UBND-KGVX của UBND Thành phố về chủ động, tích cực phòng, chống sốt xuất huyết. Theo đó, huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tham gia triển khai chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy bảo đảm tất cả các khu vực, các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát…

Công văn nêu rõ, căn cứ chỉ đạo của Bộ Y tế, đồng thời để chủ động tích cực, phòng chống sốt xuất huyết, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, sử dụng nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận thông tin của người dân. Trong đó tập trung vào các thông tin, hướng dẫn các triệu chứng nhận biết sớm mắc bệnh để người dân chủ động tới khám, điều trị tại các cơ sở y tế; các thông tin, khuyến cáo về phòng, chống dịch, như: Vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phòng, chống muỗi đốt và các nội dung chi tiết, cụ thể về hoạt động xử lý dịch tại các khu vực có ca bệnh, ổ dịch...