Các biện pháp tăng cường quản lý, bình ổn giá cả dịp Tết

Quang Minh

Quang Minh

16:02 - 03/01/2025
Công dân & Khuyến học trên

Trước nhu cầu mua sắm gia tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, việc bình ổn giá cả là cần thiết bằng các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối cung-cầu, dự trữ hàng hóa...

Bình ổn giá cả, đảm bảo nhu cầu hàng hóa dịp Tết

Nhằm tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị 01/CT-BTC về tăng cường quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 và cả năm 2024. Theo đó, chỉ thị yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Tài chính; giám đốc sở tài chính, cục trưởng cục thuế, giám đốc kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh), cục trưởng cục hải quan, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính, cục trưởng cục dự trữ nhà nước khu vực theo chức năng nhiệm vụ chủ động triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số nhiệm vụ và giải pháp.

Cụ thể, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính các cơ quan đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình kinh tế - chính trị và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật tình hình cung cầu, giá cả thị trường trong nước để kịp thời tham mưu các biện pháp quản lý, điều hành và bình ổn giá cả thị trường, nhất là trong thời điểm trước, trong và sau tết tránh để xảy ra các biến động bất thường ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội; tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, quyết toán thuế, công tác hoàn thuế.

Cục Quản lý giá chủ động xây dựng kịch bản điều hành giá năm 2024 và tham mưu, đề xuất các biện pháp quản lý, điều hành giá phù hợp; kiểm tra theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Các sở tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chủ động tham mưu cho UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trên địa bàn. Trong đó, cơ quan quản lý đặc biệt lưu ý đến các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân như nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống, dịch vụ du lịch, tham quan, dịch vụ vận chuyển hành khách... và các mặt hàng thiết yếu khác liên quan đến sản xuất để kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp bình ổn giá.

Doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ giá cả cho người dân

Càng cận dịp Tết, các mặt hàng phục vụ Tết đều được bày bán dồi dào tại siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích. Các siêu thị cũng có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá sâu để hỗ trợ người dân mua sắm. 

Những ngày sát Tết, dự báo nhu cầu tăng cao nên giá cả hàng hóa có thể tăng hơn so với ngày thường do giá đầu vào tăng. Tuy nhiên, các siêu thị cũng đã có những cam kết không tăng giá và đảm bảo chất lượng hàng hóa được nhập vào có nguồn gốc, xuất xứ đảm bảo an toàn thực phẩm đối với hàng hóa Tết, các doanh nghiệp đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát.

Bên cạnh đó, để tạo sự thuận tiện cho người dân mua sắm, nhiều siêu thị cũng triển khai dịch vụ giao hàng tận nhà để hỗ trợ và kích cầu mua sắm trực tuyến trên các kênh bán hàng điện tử. Điều này tạo thuận tiện cho người dân đến mua hàng. 

Đặc biệt, tại một số tỉnh thành trên cả nước, để phục vụ người lao động thu nhập thấp, chưa có điều kiện mua sắm Tết sớm, các doanh nghiệp và hệ thống phân phối, bán lẻ còn thực hiện nhiều chương trình kích cầu, khuyến mãi, giảm giá sâu dành cho nhóm mặt hàng thiết yếu trong những ngày cận Tết Ất Tỵ 2025. 


Bình luận của bạn

Bình luận