Việt Nam tăng 48 bậc, xếp thứ 14 về Chỉ số Phục hồi COVID-19
Theo dữ liệu Chỉ số phục hồi COVID-19 (COVID-19 Recovery Index) mà Nikkei công bố cho tháng 5, Việt Nam tăng 48 bậc lên vị trí thứ 14. Nikkei cũng cho biết, Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á miễn tất cả các quy định về xét nghiệm, tiêm chủng và cách ly cho khách du lịch nước ngoài.
Việt Nam xếp thứ 14 về Chỉ số phục hồi COVID-19
Chỉ số phục hồi COVID-19 đánh giá các quốc gia và vùng lãnh thổ trong ứng phó với lây nhiễm, triển khai tiêm vaccine COVID-19 và tính di chuyển trong xã hội. Xếp hạng càng cao, quốc gia và vùng lãnh thổ đó càng gần với khả năng phục hồi.
Trong bài viết về việc thăng hạng của Việt Nam trong Chỉ số phục hồi COVID-19 công bố ngày 3/6, Nikkei chỉ ra, với hơn 80% dân số được tiêm chủng đầy đủ và 60% được tiêm liều nhắc lại, Việt Nam nhận được 27/30 điểm về khả năng tiêm chủng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), vaccine COVID-19 được triển khai ở Việt Nam tính đến ngày 8/5 gồm 46% là vaccine mRNA do Pfizer và Moderna sản xuất, 28% là vaccine vector virus của AstraZeneca và 23% là vaccine thông thường từ nhà sản xuất Trung Quốc Sinopharm.
Bộ Y tế Việt Nam cho biết đủ liều vaccine COVID-19 để tiêm liều thứ 3 và thứ 4 cho những người đủ điều kiện từ 18 tuổi trở lên.
Theo dữ liệu mà Nikkei công bố cho tháng 5, Việt Nam tăng 48 bậc lên vị trí thứ 14.
Nhiều chỉ số phục hồi tích cực
Để hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế, Chính phủ đã ban hành 6 nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 4 quyết định để triển khai chương trình phục hồi và phát triển.
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, chỉ số CPI tháng 5 tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng 1,1%. Thị trường tiền tệ, tín dụng, ngoại hối cơ bản được ổn định, thanh khoản tốt.
Thu ngân sách nhà nước 5 tháng đầu năm ước đạt 806.400 tỉ đồng, bằng 57,1% dự toán, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2021. Chi ngân sách nhà nước ước đạt 589.100 tỉ đồng, bằng 33% dự toán, tăng 3,7%.
Ước giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn đến hết tháng 5 đạt 22,37% kế hoạch. Vốn FDI ước đạt 11,71 tỉ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ, giải ngân vốn FDI 5 tháng đầu năm ước đạt 7,71 tỉ USD.
Các ngành sản xuất đều khởi sắc, điển hình chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,3%, riêng chế biến chế tạo tăng 9,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2,2 triệu tỉ đồng, tăng 9,7%, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 6,3%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 305,1 tỉ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.
Trong 5 tháng, có 62.961 doanh nghiệp đăng ký và thành lập mới, tăng 12,9% so với cùng kỳ. Có tới 35.615 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 57,8%.
Nguồn: Báo Tuổi trẻ online.
Việt Nam và Philippines thể hiện tốt nhất trong Chỉ số phục hồi COVID-19.
Tương tự như Việt Nam, Philippines tăng 40 bậc trong bảng xếp hạng, lên vị trí thứ 33 nhờ lây nhiễm COVID-19 giảm. Số ca COVID-19 hằng ngày ở nước ngày giảm xuống dưới 200 ca trong tuần qua, không có ca tử vong nào được ghi nhận.
Số ca COVID-19 hằng ngày ở nước này giảm xuống dưới 200 ca trong tuần qua, không có ca tử vong nào được ghi nhận. Từ tháng 2, quốc gia Đông Nam Á này đã mở cửa trở lại biên giới cho du khách quốc tế tiêm chủng đầy đủ. Mới đây, Philippines cũng ngừng yêu cầu du khách nước ngoài đã tiêm liều nhắc lại phải trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính khi nhập cảnh.
Theo Philippines News Agency, lượng du khách hàng ngày nhập cảnh đã lên khoảng 15.000 người, dù con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trước đại dịch là 45.000 (năm 2019). Trong nước, hoạt động kinh doanh về cơ bản đã trở lại và Chính phủ Philippines đang khuyến khích tất cả các trường học trên cả nước tổ chức học trực tiếp từ tháng 6.
Có một điểm chung trong sự thăng hạng vượt bậc lần này của Việt Nam và Philippine trong Chỉ số phục hồi COVID-19 lần này là cả hai nước đều nỗ lực nới lỏng các quy định phòng ngừa đồng thời giữ cho lây nhiễm ở mức thấp.
Campuchia và Hàn Quốc lần lượt dẫn đầu các quốc gia châu Á trong Chỉ số phục hồi COVID-19
Campuchia và Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 2 và 8 trong Chỉ số phục hồi COVID-19 của Nikkei. Cả hai nước này đều đang triển khai sống chung với virus và có tỉ lệ tiêm chủng cao.
Trung Quốc tăng một bậc lên vị trí thứ 93
Điểm số về tính di chuyển của Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục 4,5/30, thấp nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác do Trung Quốc vẫn đang triển khai các biện pháp hạn chế để ngăn chặn bùng phát dịch bệnh. Số liệu mới nhất cho thấy lượng hành khách vận chuyển công cộng tại 36 thành phố lớn ở Trung Quốc đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2019./.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google