Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 2.500 tỷ đồng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6%).
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 theo giá hiện hành đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây và tăng 28,3% so với 5 tháng đầu năm 2019 – năm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.993 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,9%). Trong đó, nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,6%; may mặc tăng 11,1%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 4,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 4,2%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 1,9%.
Một số tỉnh/thành phố có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao như: Bắc Ninh (tăng 19,6%); Bình Định (tăng 14,8%); Bình Dương (tăng 13,8%); Thanh Hóa (tăng 12,1%); Hải Phòng (tăng 10,6%); Quảng Ninh (tăng 9,9%); Cần Thơ (tăng 9,8%); Đồng Nai (tăng 8,7%); Hà Nội (tăng 7,9%); Đà Nẵng (tăng 6,2%); Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 6,1%) so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 268,3 nghìn tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu của một số địa phương có mức tăng cao: Đà Nẵng (tăng 40,3%); Cần Thơ (tăng 27,2%); Đồng Nai (tăng 23,6%); Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 23,4%); Quảng Ninh (tăng 21,8%); Hải Phòng (tăng 14,4%); Hà Nội (tăng 11,9%) so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 253,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.
Đăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với
Facebook Google