“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2)

Tô Phương Thủy
14:35 - 16/11/2024
Công dân & Khuyến học trên

Kỳ 2 của loạt bài “Khủng hoảng “sắc tộc Ý”” của tác giả Tô Phương Thuỷ, Phóng viên Tạp chí Công dân & Khuyến học thường trú tại Italia.

Tô Phương Thủy

Phóng viên Tạp chí Công dân & Khuyến học thường trú tại Italia

 

Kỳ 2: Roma - Những ngôi trường đóng cửa  vắng trẻ thơ

Trái với khung cảnh sôi động với các cặp cha mẹ tất tả đưa con đến trường mỗi sáng tại Việt Nam, hầu như những người mà tôi gặp nhiều nhất trên đường đến Đại học UNINT (Roma) mỗi ngày là trung niên, hoặc người già, đang đưa thú cưng đi dạo. 

“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 1.

Những chiếc cũi trống trong các phòng hộ sinh đã trở thành biểu tượng ám ảnh về tỷ lệ sinh giảm đáng kể ở Italia. Số ca sinh đạt mức thấp nhất trong lịch sử là 393.000 vào năm 2022. Giờ đây, các lớp học trên khắp đất nước Italia đang lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu học sinh, với những chiếc bàn học vắng người ngồi.

“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 2.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 3.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 4.

Trẻ em Italia trên đường đi học về

Theo dữ liệu từ tổ chức chuyên về giáo dục Tuttoscuola, các trường mầm non ở Italia giảm đến 456.408 học sinh ghi danh - tương đương gần 30% số học sinh - trong thập kỷ qua. Và nếu tỷ lệ sinh tiếp tục giảm với tốc độ hàng năm như hiện nay, số liệu của chính phủ dự báo các trường học ở Italia sẽ sụt giảm 1,4 triệu học sinh trong độ tuổi từ 3 đến 18 vào năm 2034. Và đó là lý do, nhiều trường học liên tục đóng cửa trên khắp Italia, cụ thể là 2.600 trường mầm non và trung học cơ sở đã ngừng  hoạt động trong 9 năm qua. Nhiều ngôi làng nông thôn giờ đây trở thành những thị trấn ma, chỉ tạm lấp đầy trong kỳ nghỉ hè dài, nhờ khách du lịch. 

“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 5.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 6.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 7.

Người cao tuổi tại Italia đang vượt ngưỡng

Giovanni Vinciguerra, giám đốc tổ chức Tuttoscuola cho biết,các trường học ở Italia đang biến mất như những dòng sông băng đang tan chảy”. “Nước là nguồn sống, và trường học rất cần thiết cho xã hội. Những con số thực sự ấn tượng. Hiện tượng này bắt đầu từ các trường mầm non, và chắc chắn nó sẽ lan sang các trường tiểu học và trung học cơ sở”, ông nói.

Trong nhiều thế kỷ, trường mẫu giáo tại Champorcher, Aosta Valley, đã trở thành trung tâm gắn kết hy vọng của cộng động, với tiếng trẻ em bi bô nói cười vang vọng từ khu sân chơi.

 “Khi ngôi trường phải đóng cửa, cả ngôi làng như mất đi sức sống” - Stefania Girodo Grant, Hiệu trưởng của chuỗi các trường mầm mon, trong đó có ngôi trường Champorcher – chia sẻ. “Bởi vì tương lai của cộng đồng sẽ phụ thuộc rất lớn vào tỉ lệ sinh”.

 

“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 8.

“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 9.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 10.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 11.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 12.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 13.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 14.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 15.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 16.

Trẻ em nhập cư tại Italia khá lớn, song không phải giải pháp bù đắp cho tỉ lệ sinh giảm tại nước09:25/-heart1/-heart/-strong/-heart:>:o:-((:-h

Số trẻ sơ sinh ở Ý đã giảm liên tục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, với tỉ lệ sinh chỉ còn ở mức 1,24 vào năm 2020, khiến Italia trở thành một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất ở Liên minh Châu Âu. Đồng thời, dân số đang già đi nhanh chóng, với số người trên 100 tuổi ở Ý đã tăng gấp ba lần trong 20 năm qua lên 22.000 người, đang gây thêm áp lực tài chính lên chính phủ nước này.

“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 17.

Một ca sinh tại bệnh viện

Trong khi chính phủ đang nỗ lực tìm giải pháp, các hội đồng giáo dục khu vực đang cố gắng tìm ra cách chống lại tình trạng thu hẹp quy mô lớp học, chẳng hạn như gộp các nhóm tuổi vào chung một lớp, để có thể giữ trường học mở cửa lâu nhất có thể. 

Nói về việc phải đóng cửa các trường học, ông Luciano Emilio Cari, một ủy viên hội đồng khu vực  Aosta Valley, cho biết: “Vấn đề không phải là nguồn tài chính, vì chúng tôi có thể duy trì một trường học cho trẻ sơ sinh ngay cả khi chỉ có ba học sinh. Vấn đề đơn giản là phụ nữ giờ đây không còn muốn sinh con nữa.”

Có rất nhiều yếu tố khiến người trẻ tại Italia lười sinh con gồm khó có việc làm ổn định với  mức thu nhập đủ để trang trải cho gia đình, hệ thống hỗ trợ chăm sóc trẻ em không hoạt động hiệu quả. Chưa kể, nhiều phụ nữ mang thai buộc phải nghỉ làm vì không thể cân bằng giữa công việc với cuộc sống gia đình, hoặc thậm chí bị tế nhị sa thải vì năng suất làm việc thấp. Chưa kể, mô hình làm cha mẹ cũng đã thay đổi. Các tiêu chuẩn chăm sóc và nuôi dạy một đứa trẻ đã tăng lên và do đó, các cặp đôi trẻ lo ngại về khoản tài chính lớn cần có để đầu tư cần thiết để nuôi dạy một đứa trẻ.Bởi vậy, phụ nữ trẻ Italia hiện chọn giải pháp đơn giản hơn: Không sinh con.

“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 18.
“Thư từ Roma”: Khủng hoảng “sắc tộc Ý” (Kỳ 2) - Ảnh 19.

Bản đồ tỉ lệ sinh theo các năm tại Italia

“Thời của chúng tôi, đại gia đình luôn quần tụ đông đúc trẻ chạy nhảy xung quanh. Còn bây giờ, chỉ có được một đứa cháu để bế bồng đã là phước lành, nên khó có ai dám ước ao “con đàn, cháu đống” – bác Eugenio, 74 tuổi, chủ nhà nơi tôi ở trọ tại Roma và người mới được lên chức ông nội, chia sẻ.

Bình luận của bạn

Bình luận