Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Nguyễn Năng Lực
15:03 - 03/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Không đưa phạm nhân thụ án trong trại giam về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. tội phạm nguy hiểm... vào đối tượng lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 03/6/2022, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội thảo luận tại hội trường về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. - Ảnh 1.

Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành Phiên họp

Sau hơn 3 giờ đồng hồ làm việc (từ 8 giờ đến 11 giờ 30), đã có 16 ý kiến phát biểu và 5 đại biểu tranh luận. 

Các ý kiến tập trung quan tâm tới việc phân loại đối tượng ra khu lao động ngoài trại giam, thời gian thí điểm thực hiện nghị quyết; phần thù lao được hưởng qua kết quả lao động khu vực ngoài trại giam của phạm nhân; những hàng hóa để bảo đảm được những quy định của quốc tế cũng như Việt Nam với những sản phẩm mà lao động này sản xuất ra; những căn cứ pháp lý, cơ sở pháp lý để ban hành Nghị quyết; tiêu chí, số lượng các trại giam được đưa vào để thực hiện theo Nghị quyết; thời gian thực hiện Nghị quyết; những quy định ưu đãi của các doanh nghiệp, cá nhân khi đầu tư tham gia tạo môi trường người lao động là những người đang thi hành án phạt tù,…

Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. - Ảnh 2.

Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an tiếp thu ý kiến đại biểu

Về vấn đề cụ thể liên quan tới các ngành nghề, tổ chức hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, để phù hợp với trình độ của phạm nhân, ngành nghề được tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân được lựa chọn các ngành nghề phổ thông có tính tương đồng với mặt bằng chung của xã hội, ưu tiên các ngành nghề sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước. Các ngành nghề tổ chức lao động hướng nghiệp, dạy nghề không thuộc danh mục các ngành, nghề có mức độ lao động độc hại, nguy hiểm theo Quy định tại Thông tư số 11 ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Về quy định các đối tượng không được đưa ra sử dụng lao động sản xuất, dạy nghề ngoài trại giam như Nghị quyết, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, hiện nay Việt Nam chưa có phạm nhân thụ án trong trại giam về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Sau này nếu có những phạm nhân chấp hành án về điều này thì đều có những yếu tố quốc tế cho nên xem xét về tính chất, mức độ nguy hiểm, nhạy cảm của tội phạm trên, nên đề xuất không đưa những phạm nhân này vào đối tượng lao động hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

Thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam. - Ảnh 3.

Một buoir lao động ngoài trại giam của phạm nhân

Phát biểu kết luận phiên họpPhó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương ghi nhận đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nhất trí với phạm vi và nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết; đồng thời cho ý kiến về cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý của việc ban hành nghị quyết thí điểm, sự tương thích với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đề nghị Chính phủ có đánh giá bổ sung hiệu quả tổ chức lao động, dạy nghề, hướng nghiệp ngoài trại giam thời gian qua, đánh giá tác động rõ hơn tình hình vận dụng Nghị quyết 132, tháo gỡ vướng mắc đất quốc phòng an, ninh thuộc phạm vi quản lý trại giam của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quỹ đất, xây dựng mới, về thu hút nhà đầu tư, về quan hệ lao động.

Về các nội dung cụ thể, các đại biểu tập trung về mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết và về nguyên tắc thực hiện thí điểm bảo đảm an toàn, tự nguyện, bình đẳng; số lượng trại giam về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm có các chủ thể, trong đó có quan tâm nhiều đến trách nhiệm và nghĩa vụ có doanh nghiệp của nhà đầu tư đối với các hợp tác với đại gia.

Về quy định các trường hợp phạm nhân không được đưa ra lao động, hướng nghiệp dạy nghề ngoài trại giam, giao Chính phủ quy định chi tiết đối tượng và trình tự thủ tục đề nghị Chính phủ cân nhắc đối tượng dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai, cho con bú; những người tổ chức vụ án đồng phạm, quy định ngành nghề được pháp luật cho phép về bảo đảm an toàn, an ninh và về thời gian thực hiện nghị quyết cần tiếp tục nghiên cứu để quy định phù hợp.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết các ý kiến của đại biểu Quốc hội đã được ghi âm, tổng hợp đầy đủ, là cơ sở để các cơ quan hữu quan nghiên cứu hoàn thiện nghị quyết.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Quốc hội