Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội

img
Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 1.

Theo thông tin ghi chép, vào ngày 19 tháng 7 năm 1888, Tổng thống Pháp Sadi Carnot đã ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội và một năm sau đó, năm 1989, Hà Nội trở thành xứ Bảo hộ của thực dân Pháp. Những năm 1894, nhiều đợt dịch bệnh lớn liên quan đến ô nhiễm nước đã diễn ra tại thành phố, làm ảnh hưởng tới rất nhiều dân sinh sống tại đây, trong đó có cả 12.000 quân sĩ Pháp. Chính thống sứ An Nam và Bắc Kỳ Paul Bert cũng đã qua đời vì bệnh kiết lỵ vào 1896, chỉ ngay sau khi ông được bổ nhiệm các vị trí thống sứ ở Việt Nam. Điều này đã khiến người Pháp phải gấp rút hoàn thiện hệ thống cấp nước sạch theo lối châu Âu thay vì nguồn nước cũ.

Năm 1896, thực dân Pháp đã thành lập một ủy ban đặc biệt nhằm khảo sát các nguồn nước trong khu vực như là điểm ưu tiên trong quy hoạch Hà Nội. Quyết định xây dựng nhà máy nước (nhà máy nước Yên Phụ) chủ yếu là do nguồn nước uống không đảm bảo vệ sinh. Dự án nhà máy nước, cùng với tháp nước Hàng Đậu đã ra đời từ đó để phục vụ cho thực dân và binh lính Pháp. Vì vậy, vị trị toá lạc của tháp nước Hàng Đậu cũng được đặt ở một khu vực khá trung tâm và thuận tiện để phục vụ cho chính quyền thực dân Pháp tại Hà Nội.

Cụ thể, vị trí của tháp Hàng Đậu rất thuận lợi cho việc phân phối nước mà không cần bơm hỗ trợ và có thể rót nước thẳng vào thành Cửa Bắc. Áp lực từ độ cao của tháp Hàng Đậu sẽ đẩy nước tới nơi đóng quân của thực dân và những vòi nước công cộng đúc bằng gang đặt rải rác ở đầu các phố, rồi chảy về nhiều tòa công sở, biệt thự, nhà riêng trong nội thành. Đây cũng là công trình đầu tiên đánh dấu sự thay đổi bộ mặt của thành phố Hà Nội cùng với các công trình tiếp sau đó được người Pháp xây dựng như: Cầu Long Biên, Nhà hát Lớn…

Công tác xây dựng tháp nước Hàng Đậu được tiến hành cùng với việc xây dựng Nhà máy nước Yên Phụ. Năm 1894, người Pháp đã sử dụng vật liệu đá ong, đá xanh rất quý được lấy từ những thương nhân nổi tiếng, trong đó có doanh nhân Tư Hồng - người phụ nữ được coi là người lập công ty đầu tiên xứ Bắc, người phá thành Hà Nội để khai thác những viên đá đặc biệt bán lại cho người Pháp để xây dựng các công trình.

Công trình tháp nước Hàng Đậu cùng với tháp Đồn Thuỷ là hai tháp nước truyền dẫn nước cho nhà máy nước: Một cái gọi là Đài đầu (Reservoir de tête), xây vào năm 1894, đặt ở góc Đông Bắc thành cũ gần nơi quân đội Pháp đóng quân – chính là Hàng Đậu bây giờ và một tháp nước tương tự nhưng ít nổi tiếng hơn Đài đầu gọi là Đài cuối (Tháp nước Đồn Thủy), có vị trí tại khu nhượng địa Đồn Thủy phía Đông Nam thành phố, gần nhà thương quân đội thực dân khi ấy (nay là khu vực thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).

Tháp nước Hàng Đậu đã trở thành biểu tượng của lịch sử "một thời đạn bom" của Hà Nội. Trải qua bao đau thương cũng là bấy nhiêu hy sinh, kiên cường, bất khuất của người dân thủ đô nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong những năm tháng khó khăn khi phải đối đầu với thực dân Pháp xâm lược, tháp nước không chỉ là một công trình kiến trúc, mang hơi thở cuộc sống, mà còn là chứng nhân của sự quật cường và kiên trì của nhân dân Việt Nam trong cuộc đối đầu khó khăn đó.

Một Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ, quân và dân ta đã anh dũng hy sinh, biết bao thế hệ nằm xuống, những công trình mọc lên cũng đượm mồ hôi và nước mắt của không biết bao người. Nhưng, sự hy sinh đó không uổng phí, trải qua chiến tranh, cả dân tộc đã cùng nhau "đứng dậy, sáng loà" trong một tương lai đổi mới, phát triển bền vững, đẹp giàu.

Hình ảnh Tháp nước Hàng Đậu gợi ra rất nhiều những câu chuyện lịch sử về một thời gian khổ, mỗi góc cạnh của tháp như là những dấu vết của thời gian, vết hằn của cuộc chiến, nhưng cũng chính là một ký ức sống về quá khứ hiên ngang và lòng yêu nước mạnh mẽ với những chiến công vang dội, những nỗ lực bền bỉ trong mỗi thế hệ để giữ gìn những giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa của đất nước. Nó đại diện cho lòng tự hào và tình yêu quê hương, là nơi gửi gắm những câu chuyện của những người đã hy sinh và chiến đấu để bảo vệ hoà bình và ấm no cho dân tộc.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 2.

Tháp nước Hàng Đậu được gọi là "Tháp nước", vì được xây dựng để cấp nước cho thành phố, cũng như là điểm cung cấp nước cho người dân khu vực phố cổ Hà Nội xưa. Những hộ dân xung quanh các phố như Hàng Than, Quán Thánh, Phan Đình Phùng thường ra lấy nước để sử dụng trong sinh hoạt trong thời bao cấp.

Trong thời kỳ bao cấp tại Việt Nam, đặc biệt là ở thủ đô Hà Nội, việc xếp hàng gánh nước trở nên phổ biến và quan trọng để đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho các gia đình. Người dân thường mang các loại gánh nước để mang nước từ các vòi nước công cộng được bố trí trong khu vực để sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống, tắm rửa và sản xuất.

Người đi lấy nước thường phải xếp hàng chờ đợi hứng nước, múc nước, rồi chở bằng xe đạp, xe thồ hoặc xách tay mang về.

Thời kỳ bao cấp, cái gì cũng thiếu, nhất là đồ ăn, thức uống. Việc phân phối nước từ các nhà máy được kiểm soát chặt chẽ, việc xếp hàng và chờ đợi để có được nước sạch là chuyện thường ngày, nhà nào cũng phải đối mặt. Có nhiều hôm, người dân còn phải xếp hàng từ rất sớm, thậm chí từ đêm trước mới có đủ nước cho gia đình. Cũng có những người đi gánh nước thuê, hoặc xách nước để bán cho các gia đình khi nhu cầu trở nên khan hiếm.

Chuyện xưa kể lại, thời kỳ cuối thế kỷ 19 là thời điểm khó khăn cho cả người Pháp khi sống và làm việc tại Việt Nam. Khi đó, các nguồn nước giếng, nước mưa hay nước ao, hồ đánh phèn theo kiểu dân gian đã không đủ đảm bảo vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, nhiều dịch bệnh hoành hành khiến người và lính Pháp chết hang loạt, vì vậy, người Pháp buộc phải xây dựng một hệ thống cấp nước sạch theo tiêu chuẩn châu Âu để có thể duy trì việc đô hộ.

Cái tên "Tháp nước" gắn với chữ "Hàng Đậu" có thể được xuất phát từ tên gọi Hàng Đậu – chính là con phố mà công trình Tháp nước được xây dựng, người dân địa phương gọi nó là "Tháp nước Hàng Đậu".

Lịch sử ghi lại vào năm 1984, Tháp nước được xây dựng nhằm phục vụ việc cung cấp nước sạch trước tiên cho bộ máy cai trị và binh lính Pháp, một phần cung cấp cho người dân khu vực phố cổ trong thời gian Pháp đô hộ tại Hà Nội. Tại tấm biển đề trên cổng vào công trình, công suất (dung tích đài) của "tháp nước" này là 1.250m3.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 3.

Tháp nước Hàng Đậu trong quá khứ. Ảnh tư liệu.

Tháp nước được xây dựng song song với công trình Nhà máy nước Yên Phụ. Như vậy, công trình Tháp nước Hàng Đậu còn ra đời trước khi xây dựng cầu Long Biên, tính tới nay nó có tuổi đời tròn 130 năm, trải dài qua 3 thế kỷ.

Đây cũng được coi là công trình đầu tiên ghi dấu ấn thay đổi bộ mặt thành thị của Hà Nội, bởi trước đó, như đã nêu, người dân Hà Nội dùng nước sinh hoạt từ giếng đào hoặc các ao hồ ...

Cũng giống như tiêu chuẩn tháp nước ở nhiều quốc gia trên thế giới, Tháp nước Hàng Đậu được thiết kế theo một bố cục hình trụ tròn, trên cao chữ một bồn nước lớn. Bồn nước phải đặt ở vị trí cao nhất để có thể tạo đủ áp lực cho nước phân phối xuống hệ thống cấp nước bên dưới. Bản thân bồn chứa cũng phải đủ lớn để có thể trữ một lượng nước đủ lớn cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, trong trường hợp khẩn cấp, nước ở đây cũng có thể dùng để chữa hoả hoạn, phòng cháy chữa cháy.

Cấu trúc thân tháp hình trụ tròn có đường kính 19 m, cao 3 tầng, mái có hình chóp nón, ở giữa là cột thu lôi. Điểm nhấn là đài nước khổng lồ bằng thép dung tích 1.250 m3, yên vị trên đỉnh 8 bức tường đá. Cùng với hệ thống đường ống dẫn lên, xuống bốt Hàng Đậu với những chiếc van bằng sắt vẫn nguyên vẹn, phủ đầy bụi.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 4.

Tháp nước Hàng Đậu đã có tuổi đời hàng thế kỷ, giờ đây đã trở thành một công trình kiến trúc nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Công trình kiến trúc này không chỉ mang trong mình giá trị lịch sử mà còn là nét văn hoá đặc biệt của thủ đô Hà Nội - Việt Nam với những giá trị văn hóa và kiến trúc độc đáo, có "một không hai" của đất nước.

Với lối kiến trúc độc đáo, kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật xây dựng của Châu Âu và phảng phất chút kiến trúc cung đình hình trụ tròn độc đáo tạo nên hình dáng trang nghiêm. Nhiều du khách tới thăm Hà Nội còn nhầm tưởng đây là một công trình đền miếu độc đáo. Với cấu trúc tháp vuông chia thành ba tầng, tháp nước là một kiệt tác của sự tinh tế và sự sáng tạo trong thiết kế kiến trúc.

Không chỉ là một biểu tượng văn hóa, công trình Tháp nước còn như một chứng nhân của những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Với tuổi đời dài vắt qua các thế kỷ, công trình này đã được chứng kiến những ngày tháng cam go, những cuộc chiến dành lại độc lập, những ngày tháng kiến thiết, xây dựng lại đất nước từ thời bao cấp, bước qua thời kỳ đổi mới để trở thành một Việt Nam giàu mạnh như ngày hôm nay.

Tháp nước Hàng Đậu đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử đầy biến cố. nó là một phần của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội, chứng kiến những sự kiện lịch sử quan trọng và là nhân chứng của tinh thần chiến đấu và bền bỉ của dân tộc.

Tháp nước Hàng Đậu có thể nói là "báu vật" của thời gian, không chỉ xứng đáng là di sản riêng của Kinh thành Thăng Long - Hà Nội, mà còn xứng đáng là di sản quốc gia. Những tấm ảnh được chụp Tháp nước từ trong quá khứ tới hiện tại, tất cả cảnh vật xung quanh đều đã thay đổi, duy chỉ có Tháp nước là vẫn đứng đó, hùng dũng và hiên ngang, cùng thời gian, mãi trường tồn.

Tháp nước Hàng Đậu mang trong mình một vẻ đẹp rất riêng, một ý nghĩa lịch sử và văn hóa đặc biệt, nó đã trở thành một phần quan trọng của Hà Nội khi trở thành biểu tượng của cuộc sống và văn hóa của thành phố từ thời kỳ bao cấp "huyền thoại".

Trải qua những biến cố lịch sử, những thời khắc khó khăn, tháp nước Hàng Đậu đã cùng với người dân nhiều thế hệ bước qua những thăng trầm của Hà Nội, từ những ngày chống Pháp đến những nỗ lực xây dựng và phát triển sau đó. Với chiều cao và thiết kế rất đặc trưng, tháp nước không chỉ đánh dấu sự hội nhập của kiến trúc Pháp – Việt, mà còn là biểu tượng của sự kiên cường và bền vững của người dân Hà Nội.

Ngày nay, dù không còn phục vụ chức năng ban đầu, tháp vẫn là một phần quan trọng của bức tranh văn hóa, kiến trúc của Hà Nội. Nó đại diện cho sự kiên trì và sự đoàn kết của cộng đồng trong việc vượt qua những thách thức và giữ gìn bản sắc văn hóa của mình. Tháp nước Hàng Đậu là một ký ức sống, giữ lấy những câu chuyện và giá trị của một thời kỳ khó khăn, làm cho nó trở thành một phần không thể thiếu của lịch sử và danh thắng của Hà Nội.

Tháp nước Hàng Đậu cũng là nguồn cảm hứng vô tận cho những người yêu thủ đô Hà Nội và cả những du khách quốc tế. Chắc chắn sẽ có rất nhiều người muốn được khám phá, chiêm ngưỡng không gian bên trong của công trình lịch sử này, để họ có thể hình dung một câu chuyện sống động của một thời kỳ lịch sử, một bức tranh đẹp và tự hào của một đất nước giàu truyền thống và văn hóa.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 5.

Trải qua tuổi đời gần 130 năm, Tháp nước Hàng Đậu cơ bản vẫn giữ được hiện trạng như ban đầu, quan sát phía bên ngoài tường được chia đều 18 nhịp, mỗi nhịp ở mỗi tầng có 1 ô cửa sổ. Riêng tầng 1 có 17 ô cửa sổ, còn ô còn lại là cửa đi và cả 17 cửa sổ ở phía dưới tầng 1 đều đã được bịt kín. Tuy nhiên, mặc dù nằm ngay giữa trung tâm thủ đô Hà Nội, nhưng công trình này dường như đã bị "bỏ quên" không ai có thể khám phá, tham quan bên trong công trình.

Được biết, cho đến những năm đầu của thế kỷ 20, hầu hết kiến trúc của tháp nước Hàng Đậu vẫn được giữ nguyên. Có được kết quả bảo tồn tốt như vậy cũng một phần do sự quản lý tốt của Công ty Nước sạch Hà Nội nói riêng và UBND Thành phố nói chung. Vào năm 2010, Thành phố cũng đã cho phép tiến hành bảo dưỡng, tu sửa một số thay đổi nhỏ như tháo dỡ bồn nước bằng thép ở đỉnh tháp cùng hệ thống ống nước lên và xuống; thay mới phần mái tôn để có thể cải tạo trở thành không gian làm việc của nhà máy nước…

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 6.

Được cải tạo bởi nhóm thiết kế gồm họa sĩ Nguyễn Đức Phương, kiến trúc sư Cao Thế Anh và các cộng sự, không gian nghệ thuật Tháp nước Hàng Đậu được lấy cảm hứng từ 6 loại nước trong tự nhiên – gọi là lục thủy theo quan niệm Á Đông, mang đến trải nghiệm không gian nghệ thuật mới lạ và sáng tạo với âm thanh và ánh sáng.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 7.

Tháp nước Hàng Đậu từng có thời gian bị đe dọa tháo dỡ để xây dựng các công trình phúc lợi khác vì vị trí đắc địa của nó. Thậm chí, trong nhiều năm, xung quanh chân tòa tháp là hàng chục ki ốt buôn bán và phải đến năm 2003 mới được trả về cảnh quan ban đầu.

Sau nhiều năm gần như không được sử dụng, mới đây, các kiến trúc sư, chuyên gia đã cải tạo, tổ chức trưng bày Không gian sắp đặt Nước và Di sản Tháp nước Hàng Đậu. Có thể nói, đây là sự kiện "đánh thức" một công trình lâu năm sau thời gian dài "ngủ quên".

Việc tái sinh một công trình có hàng trăm năm tuổi giữa thủ đô đã tạo ra sự hưng phấn cho không ít các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và công chúng yêu nghệ thuật. Khi được mở cửa đón khách tham quan, nó có thể giúp cho rất nhiều người dân thủ đô và du khách thập phương tìm hiểu một di sản văn hóa và kiến trúc quý báu của quá khứ.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 8.

Lần đầu tiên được tham quan không gian bên trong công trình Tháp nước Hàng Đậu, chị Trần Minh Thái (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã chia sẻ: "Việc mở cửa cho khách tham quan sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch và các bạn trẻ tới "check in" với một công trình kiến trúc độc đáo của Hà Nội, các bạn trẻ cũng có thêm cơ hội được tìm hiểu lịch sử của Hà Nội".

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 9.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 10.
Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 11.
Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 12.
Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 13.
Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 14.
Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 15.
Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 16.

Triển lãm “Sắp đặt nước và di sản Tháp nước Hàng Đậu”. Ảnh: Tư liệu của ban tổ chức

Bên trong Tháp nước, chỉ cần bước qua ô cửa nhỏ từ tầng 1 đi vào, một không gian yên bình và tĩnh lặng tuyệt đối đã hiện ra trước mắt. Một chút ánh sáng từ cửa sổ trên cao nhẹ nhàng chiếu sáng những bức tường xù xì hiện ra rõ hơn khi mắt người đã đủ nhìn trong không gian ngăn cách ấy. Những hình vòng cung bằng đá hộc, mỗi hộc dày hơn một mét, tạo cho người xem một cảm giác huyền bí lan tới từng tế bào. Sự uyển chuyển của ánh sáng càng làm tăng nét độc đáo và tinh tế trong không gian. Những bức tường đá xanh, đá ong xây mộc là "đặc sản" của Tháp nước Hàng Đậu khiến không gian ở đây càng trở nên cuốn hút, hấp dẫn.

Tháp nước Hàng Đậu - chứng tích lịch sử, là một phần không thể thiếu của Hà Nội- Ảnh 17.

Câu chuyện nghệ thuật về "tác phẩm" Tháp nước Hàng Đậu đã được các hoạ sỹ làm sống lại bằng cách đưa người xem trở về không gian của quá khứ với bối cảnh tòa tháp 130 năm tuổi. Từ đó, gợi mở những suy nghĩ về mối quan hệ của những con người hiện đại với những thách thức về môi trường tự nhiên trong xã hội hiện tại. Hệ sắp đặt âm thanh tái hiện âm thanh của nước trong tự nhiên và hệ sắp đặt ánh sáng mở rộng thị giác về hình ảnh hiện vật được tái chế từ rác thải đô thị. Qua đây, các tác giả muốn gửi đến công chúng những thông điệp mạnh mẽ về tác động của đô thị tới môi trường tự nhiên.

Chiêm ngưỡng không gian bên trong Tháp nước Hàng Đậu.

Người xưa thường nói, từng viên gạch, từng cạnh sắt, hay khúc gỗ của một công trình kiến trúc đều mang trong mình những câu chuyện bí mật về quá khứ. Câu chuyện về vẻ đẹp trong Tháp Nước Hàng Đậu được kể ra hôm nay như một lời minh chứng cho những giá trị văn hoá, văn minh trường tồn sẽ còn mãi với thời gian.

Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi, nhưng công trình Tháp nước Hàng Đậu thì vẫn còn đó, như một kết nối giữa thế giới đương đại và lịch sử hơn 130 năm trước.

Việc cải tạo Tháp nước Hàng Đậu thành không gian nghệ thuật và mở cửa cho khách tham quan đã nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng và người dân Thủ đô. Những công trình lịch sử như Tháp nước Hàng Đậu thường mang trong mình những giá trị lịch sử quý giá, đây là cơ hội để các thế hệ kế tiếp học hỏi và chia sẻ những kiến thức, giá trị văn hoá - lịch sử đầy tự hào.

Khi nhìn ngắm từ xa, mỗi tầng của tháp nước tỏa sáng như một bức tranh đẹp của Hà Nội cổ kính. Những đường nét mềm mại và hài hòa trên tường tháp, những ô cửa đầy "bí mật" chạy suốt một cách sinh động xung quang các tầng tới đỉnh tháp, còn ô cửa chính thì trầm mặc và huyền bí, tất cả đã tạo nên bức hoạ vừa trầm tư và thanh thoát, vừa kỳ ảo và đầy chứng tích, như chuyện vẫn còn đây.

Khi được khám phá vào bên trong, Tháp nước Hàng Đậu hiện lên đầy ngôn ngữ của thời gian, những đường nét và hoa văn tinh xảo như muốn kể lại câu chuyện người xưa và những giai đoạn lịch sử đầy biến cố mà tháp đã chứng kiến.

Tháp nước Hàng Đậu không chỉ là một biểu tượng kiến trúc, mà còn là bức tranh sống động về tình yêu thương cuộc sống. Cứ mỗi khi bước chân đặt xuống, người ta như lạc vào một thế giới bí ẩn, nơi hòa mình giữa lịch sử và văn hóa của một Hà Nội ngàn năm còn mãi tự hào./.