Tăng lương tối thiểu từ 1/7: Người lao động mong, đại biểu Quốc hội ủng hộ, nhưng doanh nghiệp chưa sẵn sàng

Nguyễn Năng Lực
08:02 - 02/06/2022
Công dân & Khuyến học trên

Tăng lương tối thiểu không chỉ là yêu cầu của đời sống, quan trọng hơn, đó là yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Thế nhưng vấn đề này đang gặp khó khăn do đụng chạm đến lợi ích của doanh nghiệp.

Tăng lương tối thiểu từ 1/7: Người lao động mong, đại biểu Quốc hội ủng hộ, nhưng doanh nghiệp chưa muốn - Ảnh 1.

Người lao động mong được tăng lương

Lao động vất vả, đời sống khó khăn

Bây giờ ít người nói đến cụm từ "Giá-Lương-Tiền"như những năm thập niên 70, 80 thế kỷ trước, nhưng mối quan hệ giữa ba thành tố này trong nền kinh tế vẫn đang ngày ngày tác động đến đời sống người lao động, nhất là giới làm công ăn lương. Đồng lương thực tế của người lao động, dù lương danh nghĩa có tăng chút ít, vẫn tụt hậu so với đà tăng giá các mặt hàng tiêu dùng, nhất là hàng tiêu dùng thiết yếu. 

Tăng lương tối thiểu từ 1/7: Người lao động mong, đại biểu Quốc hội ủng hộ, nhưng doanh nghiệp chưa muốn - Ảnh 2.

Công nhân làm việc trong môi trương độc hại

Theo thông lệ, việc tăng lương tối thiểu vùng được điều chỉnh từ 1/1 hằng năm, với mức tăng 5-7%. Tuy nhiên hai năm qua, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm, thất nghiệp tăng; lương tối thiểu vùng không tăng; thu nhập giảm; đời sống lao động gặp nhiều khó khăn. Bộ luật Lao động quy định lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho lao động làm việc giản đơn nhất trong điều kiện bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của họ và gia đình. Nhưng thực tế, theo khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chỉ 55% lao động có lương và thu nhập đủ sống; 25% phải chi tiêu tằn tiện; 13% không đủ sống tối thiểu.

Tám hiệp hội ngành nghề có số nhân công đông nhất nước đồng loạt kiến nghị Chính phủ lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng đến ngày 1/1/2023. Lý do là việc tăng lương vào đầu tháng 7 khiến doanh nghiệp khó xoay xở kịp do thời điểm quá gần.

Kết quả điều tra của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2021 cho thấy, 5% người được hỏi chỉ ăn thịt, cá một đến hai lần mỗi tuần; 34% ăn thịt, cá ba lần một tuần; 41% chỉ đủ tiền mua một số loại thuốc cơ bản. Nhiều người không dám đi khám bệnh vì không có khả năng chi trả. Nhiều người lao động phải rút bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết khó khăn sau đại dịch.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ...

Tại phiên họp toàn thể ngày 1/6, nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7 nhằm bảo đảm đời sống và kích thích tiêu dùng.

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội) đề nghị Chính phủ chỉ đạo Hội đồng Tiền lương quốc gia sớm thương lượng tăng lương tối thiểu, bảo đảm mức sống của lao động và gia đình. Doanh nghiệp nên thấu hiểu và chia sẻ với lao động.

Tăng lương tối thiểu từ 1/7: Người lao động mong, đại biểu Quốc hội ủng hộ, nhưng doanh nghiệp chưa muốn - Ảnh 4.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân-Đại biểu đoàn Đăk Lăk. Ảnh: St

Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân (Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh) cho rằng đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 7 là đúng đắn và cần thiết. Doanh nghiệp phải tăng chi phí nhưng sẽ có thêm động lực phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh (Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng) cũng đề xuất Chính phủ có giải pháp khắc phục tình trạng người lao động phải rút bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết khó khăn sau đại dịch. Ông đề nghị cơ quan chức năng tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần với người lao động.

...nhưng doanh nghiệp đã sẵn sàng?

Tại phiên họp lần hai hôm 12/4/2022, Hội đồng Tiền lương quốc gia thống nhất đề xuất từ ngày 1/7 lương tối thiểu tăng 6%, tức thêm 180.000-260.000 đồng so với hiện nay. Nếu được Chính phủ thông qua, lương tối thiểu vùng 1 sẽ là 4,68 triệu đồng; vùng 2 lên 4,16 triệu; vùng 3 đạt 3,64 triệu và vùng 4 là 3,25 triệu đồng.

Tăng lương tối thiểu từ 1/7: Người lao động mong, đại biểu Quốc hội ủng hộ, nhưng doanh nghiệp chưa muốn - Ảnh 5.

Công nhân môi trường. Ảnh: Báo Lao Động

Hai hôm sau, 8 hiệp hội ngành nghề có số nhân công đông nhất nước đồng loạt kiến nghị Chính phủ lùi thời điểm tăng lương tối thiểu vùng đến ngày 1/1/2023. Lý do là việc tăng lương vào đầu tháng 7 khiến doanh nghiệp khó xoay xở kịp do thời điểm quá gần.

Nguồn: Tổng hợp