Tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, đặc biệt tại các trường học ở phía Nam

PV
08:23 - 05/12/2024
Công dân & Khuyến học trên

Tại khu vực phía Nam trong những ngày qua, tình hình dịch sởi đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều ca diễn biến phức tạp, cần đề phòng bệnh biến chứng nặng.

Phòng dịch sởi, tránh nguy cơ lây lan trong trường học

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung, Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị các địa phương tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, đặc biệt là rà soát và tiêm vaccine cho trẻ em chưa được chủng ngừa. 

Hiện tại, số ca mắc sởi tại khu vực phía Nam vẫn tiếp tục tăng. Các tỉnh có số ca mắc tăng nhanh nhất là Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (trên 200 ca/tuần) và Cà Mau (trên 100 ca). Các địa phương này đều đã hoàn thành chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ với tỉ lệ rất cao. Tuy nhiên, cách đây 4 tuần, tỉ lệ tiêm không còn gia tăng.

Tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi ở phía Nam - Ảnh 1.

Các địa phương cần chủ động hơn trong công tác truyền thông về tiêm chủng đề phòng dịch sởi bùng phát.

Đáng chú ý, tại Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, trong 1 ngày, số bệnh nhân bệnh viện đã khám cho là 214 trường hợp bị bệnh sởi, trong đó chỉ định nhập viện với 30 bệnh nhân, cấp cứu 7 bệnh nhân. Như vậy, số lượng các ca bệnh có xu hướng tăng nhanh dẫn tới quá tải tại các cơ sở y tế, chưa kể công tác đảm bảo dịch không lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi

Theo các bác sỹ nhận định, tại Hội nghị Bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam, mô hình lây lan dịch chủ yếu diễn ra trong trường học, với 63 ổ dịch được ghi nhận, do vậy cần tiếp tục rà soát các trẻ chưa tiêm và triển khai tiêm bổ sung. Tuy nhiên, công tác rà soát còn gặp khó khăn vì thiếu danh sách chính xác các trẻ chưa tiêm và nhiều trạm y tế chưa cập nhật đầy đủ dữ liệu.

Ngoài các chiến dịch tiêm sởi hiện tại, cần có các chiến dịch tiếp cận hiệu quả đối với các nhóm trẻ em khó tiếp cận vaccine. Nếu giải quyết được vấn đề này, dịch bệnh mới có thể được kiềm chế, nếu không số ca mắc sởi sẽ vẫn tiếp tục gia tăng.

Các địa phương cần chủ động hơn trong công tác truyền thông về tiêm chủng, đặc biệt là ưu tiên cho các nhóm đối tượng và vùng có nguy cơ cao. 

Bên cạnh đó, qua các xét nghiệm, hầu hết trẻ em bị sốt phát ban đều có kết quả dương tính với sởi. Vì vậy, những trường hợp này cần được xử lý ngay như trường hợp mắc sởi, ngay từ khi có dấu hiệu mà không cần phải chờ kết quả xét nghiệm. Điều này rất quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.


Bình luận của bạn

Bình luận